Yếu tố nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên chưa được quan tâm phòng ngừa và điều trị sớm. Việc điều trị bệnh không quá khó khăn. Tuy nhiên cần điều trị sớm, đúng giai đoạn sẽ làm tăng chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân sớm, đúng giai đoạn sẽ làm tăng chất lượng cuộc sống.

 

Yếu tố nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh rất thường gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố gây tốn thương chức năng của các van một chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do:

– Tư thế sinh hoạt, làm việc:

Nếu phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu dần gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van bị suy yếu sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn dòng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân. Vì vậy, giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ dệt, bác sĩ, cảnh sát giao thông…  dễ mắc bệnh hơn.

– Phụ nữ mang thai :

Nguyên nhân là do mang thai, cổ tử cung mở rộng, các hormone tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch. Cản trở máu về tim là nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, vào lúc mang thai thì các mẹ bầu không có biểu hiện gì. Hoặc những triệu chứng sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng khoảng 3 – 5 năm sau, phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát của bệnh giãn tĩnh mạch.

– Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên:

Việc thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát sẽ tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên. Gây tăng áp lực lên chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ.

– Người béo phì:

Nguyên nhân là do những người béo phì hầu như đều có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, lại có xu hướng ít vận động. Bên cạnh đó, cơ thể nặng nề dẫn đến áp lực lớn dồn đến chân. Và gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Ngoài ra, các đối tượng như: người cao tuổi, táo bón kinh niên, lười thể dục, hút thuốc lá, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin…

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót rất dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân.

Cần làm gì khi suy giãn tĩnh mạch chân?

– Chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch chân dưới bao gồm:

Khám lâm sàng để đánh giá mức độ và giai đoạn bệnh, khám ở tư thế đứng. Xác nhận chẩn đoán bằng siêu âm Doppler ở tư thế đứng.

Siêu âm có thể xác định tổn thương của van tĩnh mạch giúp lựa chọn kỹ thuật điều trị phù hợp.

– Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm thay đổi lối sống:

  • Nâng cao chân khi ngủ hoặc khi ngồi.
  • Mang tất y khoa
  • Sử dụng một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp tăng cường trương lực tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
  • Tránh đứng trong thời gian dài.
  • Giảm cân nếu thừa cân, tập thể dục để cải thiện sức mạnh của đôi chân.

Bệnh suy tĩnh mạch chân tiến triển chậm. Ở giai đoạn sớm, người bệnh rất khó nhận biết các triệu chứng. Vì vậy những người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh cần chú ý đến các triệu chứng của bệnh. Và nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị bệnh sớm . Nhằm tránh những biến chứng của bệnh có thể xảy ra.

Nguồn: Tổng hợp.

Xem thêm:

Vớ y khoa

Vớ Gối Y Khoa hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch Belsana Classic AD

Viên uống hỗ trợ suy giãn tĩnh mạch BEWEL VEINWEL.

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status