Câu hỏi: Virus EV71 gây bệnh tay chân miệng nặng tái xuất
Virus EV71 gây bệnh tay chân miệng nặng tái xuất. Tôi đang rất lo lắng về dịch bệnh tay chân miệng lại tái xuất với gen cực mạnh. Tôi nên làm gì để phòng ngừa bệnh cho con trai mình. Xin nhà thuốc tư vấn.
Trả lời: Virus EV71 gây bệnh tay chân miệng nặng tái xuất
Nhà thuốc Đức Nghĩa chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi.
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa và đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh biểu hiện những triệu chứng đa dạng và có thể gây ra những biến chứng vô cùng nặng nề.
Thời gian gần đây xét nghiệm PCR bệnh phẩm ca tay chân miệng nặng, các bệnh viện ghi nhận chủng Enterovirus (EV71) nguy hiểm tái xuất hiện kể từ đợt bùng phát năm 2011.
Chiều 1/6, đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết như trên, thêm rằng số ca tay chân miệng từ đầu năm đến nay thấp, hơn 1.670 ca, bằng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sự xuất hiện trở lại của chủng virus EV71 gây bệnh nặng khiến tình hình “thực sự đáng lo ngại”. Trong số nặng có bốn trường hợp mắc EV71. Ngày 31/5, Bệnh viện Nhi Đồng 1 ghi nhận một bé trai tử vong.
1.Enterovirus 71 là gì?
EV71 còn được gọi là Enterovirus A71 ( EV – A71 ) là một loại virus thuộc họ Picornavirus và thuộc nhóm Enterovirus. Một loại virus có kích thước phân tử rất nhỏ và được tìm ra vào lần đầu tiên vào năm 1956.
Enterovirus có sức đề kháng tương đối tốt, chúng có sống lâu hơn ở điều kiện nhiệt độ lạnh giá. Đặc biệt chúng không bị ảnh hưởng đến sự sống và sự phát triển ở các điều kiện nhiệt độ bình thường, khô ráo. Nhưng chúng lại dễ dàng bị bất hoạt bởi các hóa chất tẩy rửa thông thường (như Cl, KMnO4, formol, H2O2).
Enterovirus 71 là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em (TCM) ngoài ra chúng còn có khả năng gây nên các bệnh ở hệ thần kinh trung ương (viêm màng não).
Enterovirus 71 sản sinh ra chất độc có độc tính rất mạnh. Chúng có khả năng làm ảnh hưởng đến hệ chức thần kinh trung ương gây ra những triệu chứng lâm sàng nặng và có thể để lại những biến chứng nặng nề.
2.Bệnh tay chân miệng có những biểu hiện như thế nào?
Những biểu hiện cụ thể bệnh tay chân miệng:
- Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng ban đầu là sốt nhẹ hoặc cao. Tiếp đó các bọng nước xuất hiện ở niêm mạc miệng (ở nướu răng, bên trong má, lưỡi) và ban đỏ ở bàn tay, bàn chân. Các ban đỏ này dần biến thành các bọng nước.
- Các ban đỏ và/hoặc bọng nước của bệnh. Có đặc điểm đặc là không xuất hiện ở gan bàn tay hoặc gan bàn chân, thường không ngứa. Bệnh được gọi là tay chân miệng vì những nốt ban và bọng nước này chủ yếu xuất hiện ở tay. Chân và miệng. Ngoài ra chúng ta còn có thể thấy chúng ở mông.
- Các bọng nước ở miệng vỡ ra, gây loét sẽ khiến cho trẻ đau đớn. Vì sợ đau nên trẻ không dám ăn, sợ ăn dẫn đến trẻ thường bị sụt cân.
- Các bọng nước ở tay, chân khi vỡ ra rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ. Dẫn đến mưng mủ khiến cho bệnh càng nặng hơn.
Hầu hết các trường hợp bị bệnh TCM. Sẽ tự khỏi do cơ thể có khả năng sản xuất ra kháng thể chống lại virus. Nhưng nếu tác nhân gây bệnh là EV71. Thì có khả năng bệnh sẽ diễn biến phức tạp và nặng nề hơn. Nhất là khi virus có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương. Khả năng sẽ gây ra bệnh viêm màng não. Điển hình với triệu chứng cơ bản là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn vọt.
3.Virus EV71 gây bệnh tay chân miệng nặng tái xuất phương pháp nào có thể phòng bệnh?
Bệnh TCM là một bệnh do virus Enterovirus gây ra. Virus này lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết ra ở miệng, họng, mũi. Hoặc dịch tiết từ các bọng nước ở tay, chân, miệng hay phân của người mang virus.
Bệnh cũng được lây truyền gián tiếp do quá trình tiếp xúc với các đồ chơi. Quần áo, dụng cụ ăn uống, chăn màn của người bệnh. Cho nên, khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh TCM. Cần cho trẻ ở nhà không đến những nơi công cộng, đông người. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người lành để ngăn ngừa lây nhiễm virus ra cộng đồng.
Hiện nay chưa có chưa có vắc – xin phòng bệnh đặc hiệu cho EV71. Cho nên phương pháp phòng bệnh tốt nhất là giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày nhất là rửa sạch tay, chân thường xuyên bằng xà phòng. Các loại vật dụng cá nhân như quần áo, tã lót, khăn, bát, thìa, cốc, chén,… của trẻ bị bệnh TCM cần phải được xử lý. Sau khi đã xử lý sạch bằng xà phòng cần phải sát khuẩn lại bằng nước sôi. Hoặc nước có pha hóa chất cloramin B.
Hy vọng qua bài viết “Virus EV71 gây bệnh tay chân miệng nặng tái xuất” các bậc phụ huynh sẽ bổ sung thêm kiến thức cũng như cách phòng bệnh cho con trẻ. Để theo dõi nhiều thông tin sức khỏe và cách phòng ngừa bệnh theo dõi Đức Nghĩa Pharmacy mỗi ngày nhé.