Viêm Phổi Tái Phát Ở Trẻ Em

CÂU HỎI:

Viêm Phổi Tái Phát Ở Trẻ Em

Chào nhà thuốc, nhà tôi có bé tầm 3 tuổi và bị viêm phổi tái phát đã 3 lần. Tôi cũng chăm sóc bé kĩ và tránh bé tiếp xúc khói bụi, giữ ấm và bổ sung dinh dưỡng nhưng không hiểu tại sao bé vẫn bị tái đi tái lại. Nhờ nhà thuốc tư vấn giúp tôi nên làm gì để cải thiện tình trạng này? Xin cảm ơn nhà thuốc.

TRẢ LỜI:

Viêm Phổi Tái Phát Ở Trẻ Em

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa.

Viêm phổi là căn bệnh gây tổn thương hoặc nhiễm trùng trong mô phổi do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… gây ra. Tình trạng này sẽ kéo đến các triệu chứng ho liên miên, hô hấp không dễ dàng, nhịp tim tăng nhanh hoặc đau ngực.

Tuỳ theo độ tuổi hoặc sức đề kháng của người bệnh mà những triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau. Đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi với sức đề kháng chưa được hoàn thiện sẽ dễ mắc căn bệnh này nhất

Đối với trẻ em thì chúng sẽ có những biểu hiện như sau nếu tình trạng bệnh đã dần bước sang giai đoạn nặng hơn:

Viêm Phổi Tái Phát Ở Trẻ Em - Nhà Thuốc Đức Nghĩa

– Sốt cao khó hạ, thở nhanh, thở rút lõm lồng ngực, tím tái.

– Khó khăn trong việc kêu bé dậy, bé ngủ li bì.

– Không bú sữa.

– Không uống nước.

– Nôn khan.

– Co giật cơ thể.

Ngoài ra, sau khi căn bệnh đã được chữa khỏi nhưng với 1 số nguyên nhân vi sinh thì bé vẫn có thể rơi vào tình trạng tái phát nhiều lần. Trong một năm bé có thể tái phát bệnh từ 2 đến 3 lần trong một thời điểm không cố định và bất ngờ. Khi ấy, các triệu chứng lâm sàng sẽ được biểu hiện như trên. Có thể gây nên tổn thương nghiêm trọng đến sự phát triển của hai lá phổi của bé sau này.

Nguyên nhân bệnh viêm phổi ở trẻ dễ tái phát

Mầm bệnh của bệnh lý viêm phổi dễ dàng tích tụ bởi những tác động từ môi trường xung quanh. Vì thế chúng đã trở thành căn bệnh dễ bị mắc bệnh nhất. Do đó dưới đây sẽ là một số nguyên nhân viêm phổi ở trẻ dễ tái phát bạn cần lưu ý.

1. Do môi trường

– Sự thay đổi đột ngột về thời tiết khi bước vào thời điểm giao mùa.

– Nguồn nước hoặc không khí quá ô nhiễm.

– Môi trường với các điều kiện không hợp vệ sinh.

– Thường xuyên phải hít khói thuốc từ những người xung quanh

2. Do sức khỏe và cách chăm sóc không đúng

– Sức đề kháng yếu.

– Tiếp xúc quá lâu với nước hoặc tình trạng ra mồ hôi nhiều mà không thay quần áo sẽ dẫn nước thấm ngược vào phổi.

– Trẻ tiếp xúc với không khí vào sáng sớm hoặc đêm muộn nên bị cảm lạnh.

– Trẻ bị thiếu chất.

– Không được tiêm đủ vaccine.

– Con em đã có bệnh bẩm sinh về đường hô hấp hoặc liên quan đến phổi.

– Thói quen tự mua thuốc chữa trị từ phía cha mẹ mà chưa có các chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại, đối với trẻ các bộ phận trong cơ thể vẫn chưa hoàn thiện và còn rất non yếu nên dễ bị tác động từ phía bên ngoài.

Cần làm gì để cải thiện tình trạng viêm phổi tái phát ở trẻ?

Nếu trẻ đã rơi vào tình trạng bệnh viêm phổi bị tái phát nhiều lần thì ba mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau khi chăm sóc trẻ:

1. Điều trị:

Do thói quen của người Việt nên các bậc cha mẹ thường tự ý mua thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc giảm ho một cách tự ý cho con em uống. Dẫn đến các tình trạng giảm sức đề kháng và làm tăng thêm khả năng tái phát căn bệnh viêm phổi ở trẻ. Vì thế, khi có các triệu chứng

2. Cách chăm sóc bé tại nhà khi bị viêm phổi

Viêm Phổi Tái Phát Ở Trẻ Em - Nhà Thuốc Đức Nghĩa

Đầu tiên, bạn cần phải đo nhiệt độ nếu trẻ có tình trạng nóng sốt. Sau khi chắc rằng trẻ đang sốt trên 38,5 độ C hãy cho bé uống thuốc hạ sốt hoặc một biện pháp thủ công khác là chườm ấm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp vỗ rung khi trẻ bị mắc đờm trong phế quản. Điều này sẽ giúp trẻ thải đờm ra ngoài dễ hơn nhờ vào phản xạ ho tự nhiên mà không cần các biện pháp như móc họng. Pha một chút mật ong với nước hoặc kết hợp hoa hồng bạch cùng đường phèn cho trẻ để giảm bớt tình trạng ho.

3. Vệ sinh cẩn thận

Khi trẻ mắc căn bệnh này sẽ tiết ra rất nhiều nước mũi nên cha mẹ luôn phải thủ sẵn các loại khăn giấy mềm một lần dùng để lau các chất bẩn này cho trẻ. Đặc biệt không dùng các loại khăn đã nhiễm bẩn và nên giặt sạch chúng để tránh việc các loại vi khuẩn bám trên khăn sẽ xâm nhập vào cơ thể non nớt của bé.

4. Chế độ dinh dưỡng

Đối với những trẻ đã mắc bệnh thì nên bồi bổ các thức ăn giàu dinh dưỡng. Ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ tiêu và dễ nuốt. Đặc biệt, cha mẹ phải tạo nên sự đa dạng cho bữa ăn nhằm đảm bảo các dưỡng chất đầy đủ sẽ được tiếp nạp vào cơ thể bé. Bố mẹ nên chia nhỏ phần ăn, cho bé ăn làm nhiều bữa trong ngày.

Viêm phổi ở trẻ là một trong những bệnh lý gây lo lắng cho nhiều ba mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc và giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status