Viêm phế quản: Nỗi khổ người bệnh khi mùa mưa

Câu hỏi: Vào mùa mưa là mùa mình lo lắng nhất, nhà có 2 bé đang độ tuổi đi học. Mỗi khi vào mùa mưa cả 2 bé đều bị bệnh viêm phế quản với các triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi, chán ăn…đúng là bị rồi mới biết “Viêm phế quản: Nỗi khổ người bệnh khi mùa mưa” là nỗi ám ánh mỗi mùa mưa lạnh về. Có cách nào khắc phục không nhà thuốc ơi?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nhà thuốc Đức Nghĩa là nơi tư vấn sức khỏe.

Bước vào thời điểm giao mùa sẽ khiến thời tiết thay đổi đột ngột, những chứng bệnh về đường hô hấp sẽ lại xuất hiện, một trong số đó là căn bệnh viêm phế quản, vốn được xem là nỗi khổ của mọi người.

1.Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản: Nỗi khổ người bệnh khi mùa mưa

Viêm niêm mạc ống phế quản khiến cho các đường ống dẫn khí bị thu hẹp, làm xuất hiện tình trạng dịch nhầy, thậm chí là mủ trong vòm họng gọi là viêm phế quản. Chứng bệnh này ai cũng có thể mắc phải, tuy nhiên tương đối phổ biến ở trẻ em do hệ miễn dịch còn yếu.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm phế quản được chia thành 2 loại: cấp tính và mãn tính. Đối với với những người cấp tính là tổn thương còn nhẹ, cần nên điều trị ngay. Nếu chủ quan và để lâu kéo dài, sẽ chuyển thành viêm phế quản mãn tính. Lúc này bệnh sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hô hấp của người mắc phải, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Bệnh viêm phổi:

Khi bị viêm phế quản lâu ngày, hệ miễn dịch sẽ bị suy kém và gây nên viêm phổi, từ đó có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Bệnh hen phế quản:

Đây cũng là một biến chứng thường gặp khi viêm phế quản kéo dài. Hen phế quản sẽ khiến cho việc hô hấp hít thở của người bệnh gặp khó khăn.

Bệnh lý tim mạch:

không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà tình trạng viêm phế quản kéo dài còn là điều kiện thuận lợi để vi rút có thể lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể như tim mạch. Từ đó gây suy giảm hoạt động của tim mạch.

2.Viêm phế quản thường xuất hiện vào mùa nào và triệu chứng của bệnh viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản: Nỗi khổ người bệnh khi mùa mưa

Bệnh viêm phế quản thường rơi vào khoảng mùa đông xuân, đặc biệt là lúc giao mùa, do thời tiết trở lạnh và ẩm, là điều kiện thuận lợi nhất để vi khuẩn gây bệnh trong không khí sinh sôi và phát triển.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện vào mùa nóng với những ai thường hay uống nước đá hoặc ngồi dưới điều hoà nhiệt độ thấp quá lâu. Mặt khác, những người không có thói quen mang khẩu trang hay giữ ấm cổ khi đi ra đường thường dễ mắc bệnh.

Viêm phế quản: Nỗi khổ người bệnh khi mùa mưa, mọi người thường gặp các triệu chứng như sau:

Gây ho: triệu chứng đầu tiên của viêm phế quản là ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm. Người bệnh có thể ho liên tục trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần dù tình trạng bệnh đã khỏi. Nếu nghiêm trọng hơn sẽ gây ra tình trạng ho khạc ra máu.

Gây đau rát cổ họng: người bệnh viêm phế quản cũng gặp triệu chứng đau rát cổ họng. Người bệnh đau họng ở mọi tình huống, đặc biệt là khi ăn uống, nói chuyện hoặc ho. Đau rát cổ họng sẽ khiến cho người bệnh không muốn ăn uống, nói chuyện.

Sốt cao, mệt mỏi: khi bị viêm phế quản người bệnh sẽ ốm, mệt mỏi và sốt cao. Tình trạng sốt kéo dài sẽ rất dễ bị nhầm tưởng sang sốt virus. Khi thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

3.Viêm phế quản: Nỗi khổ người bệnh khi mùa mưa, những đối tượng hay bị?

Viêm phế quản: Nỗi khổ người bệnh khi mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho virus, kí sinh trùng cũng như nấm mốc phát triển mạnh và hệ hô hấp là một trong những cơ quan dễ bị tấn công nhất. Các bệnh lý hô hấp thường gặp vào mùa mưa như cảm lạnh, cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi….

Viêm phế quản: Nỗi khổ người bệnh khi mùa mưa, các đối tượng dễ mắc bệnh là:

  • Trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh.
  • Người cao tuổi hay có bệnh mạn tính, sức đề kháng kém.
  • Phụ nữ mang thai.

Các đối tượng này sẽ dễ bị mắc bệnh hơn người bình thường vì đề kháng kém và sức khỏe chưa ổn định.

4.Viêm phế quản: Nỗi khổ người bệnh khi mùa mưa – Nên điều trị bệnh viêm phế quản như thế nào?

Điều trị bằng tây y:

Thuốc kháng sinh: Mặc dù các loại virus chiếm 90% nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản. Và chúng không đáp ứng với kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng nhóm thuốc này có tác dụng bổ trợ. Và ngăn ngừa khả năng nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị.

Thuốc giảm ho, long đờm: Nhằm điều trị cơn ho dai dẳng. Giúp giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Thuốc hạ sốt: Dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể từ 39 độ. Đối với trẻ em thì từ 38,5 độ.

Thuốc giãn phế quản: Được chỉ định trong trường hợp co thắt phế quản.

Điều trị bằng phương pháp dân gian:

Cam thảo: nhờ vào hoạt chất axit glycyrrhizic ức chế hoạt động của vi khuẩn. Giúp giảm ho, chống viêm và dị ứng.

Dứa: chứa thành phần bromelain. Một loại enzyme có hiệu quả trong việc giảm viêm và tống xuất đờm nhầy dễ dàng.

Gừng: đối với phế quản đang bị viêm, gừng quả thực là một lựa chọn tuyệt vời. Với tác dụng chống viêm, khử hàn và tăng cường hệ miễn dịch. Loại thảo dược này sẽ giúp bạn tìm lại được sự thoải mái. Dễ chịu khi cổ họng đang gặp khó chịu. Ngoài ra, có thể kết hợp gừng với mật ong và chanh. Khi pha với nước ấm sẽ tăng hiệu quả lên nhiều lần.

Hiện tại đã vào mùa của viêm phế quản. Vốn được xem là nỗi khổ của mỗi người khi vào mùa mưa lạnh. Vì vậy, bạn cần nên cẩn thận, chủ động phòng ngừa bằng cách luôn giữ ấm cơ thể. Đồng thời làm theo những gợi ý đã được đề cập phía trên. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc nhiều thông tin bổ ích. Giúp mọi người có được nhiều kiến thức, nâng cao sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Bên cạnh đó nếu cần tham khảo các sản phẩm chăm sóc bổ sung sức khỏe. Tăng sức đề kháng thì liên hệ nhanh TẠI ĐÂY.

Xem thêm: Cảnh báo triệu chứng cần đi khám dinh dưỡng sớm cho bé

 

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status