Vì sao cơn đau gout cấp dễ tái phát vào mùa hè ?

Thói quen uống rượu bia, ăn nhiều thịt và hải sản vào ngày hè. Là một trong những nguyên nhân gây cơn đau gout cấp. Người bệnh cần làm gì để phòng ngừa cơn gout cấp tái phát?

Nguyên nhân khiến cơn đau gout cấp tái phát vào ngày hè

Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá

– Thường vào ngày hè thời tiết nóng nực, thói quen uống rượu, bia của người dân cũng tăng lên. Việc tiêu thụ lượng bia, rượu nhiều. Cũng là nguyên nhân khiến các cơn gout cấp tái phát. Cùng với đó các cuộc nhậu uống rượu bia thường kèm theo việc hút thuốc lá. Đây cũng là một trong những lý do khiến bệnh gout tái phát.

Ăn hải sản, đồ ăn nhiều đạm

– Mùa hè là lúc du lịch, tham quan diễn ra nhiều hơn. Đây cũng là lúc mọi người tiêu thụ nhiều hải sản, đồ ăn nhiều đạm. Và khó kiểm soát được lượng đồ ăn.

Thời tiết nóng, đổ nhiều mồ hôi khiến nồng độ acid uric tăng

– Thời tiết nóng nực vào mùa hè khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ nước sẽ khiến máu trở nên đậm đặc có thể khiến nồng độ acid uric tăng. Bên cạnh đó, nếu uống ít nước việc đi tiểu cũng diễn ra ít hơn. Cơ thể bài tiết ít acid uric hơn cũng là nguy cơ xảy ra cơn gout cấp.

Vì sao cơn đau gout cấp dễ tái phát vào mùa hè ?
Uống rượu bia để giải khát là nguyên nhân khiến các cơn gout cấp tái phát.

Phòng ngừa cơn gout cấp bằng cách nào?

Khi người bệnh xuất hiện triệu chứng của bệnh gout hoặc cơn gout cấp. Cần tới các cơ sở y tế để thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu trong trường hợp đã mắc bệnh gout. Cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa cơn gout cấp tái phát.

Bệnh gout có biểu hiện gì?

Ở giai đoạn đầu người bệnh thường không có biểu hiện ra ngoài. Bởi lúc này cơ thể chỉ tăng acid uric chưa gây tổn thương cho các cơ quan khác.

Khi acid uric tăng cao người bệnh sẽ bị tổn thương chi dưới. Thông thường là đau ngón chân cái. Biểu hiện điển hình của cơn gout là đau dữ dội, xuất hiện sưng đỏ ở các khớp.

Một số biện pháp sau để phòng ngừa cơn gout cấp, cũng như bệnh gout:

– Điều cần lưu ý nhất là chế độ dinh dưỡng.

Không nên ăn quá nhiều thịt và hải sản. Tốt nhất, bạn nên chọn các loại thịt có màu trắng chứa ít purin như lườn gà, thịt lợn nạc, cá nạc, hạn chế việc ăn nội tạng động vật… và kiểm soát lượng protein nạp vào cơ thể chỉ nên duy trì ở mức cần thiết từ 50-100gram/ngày.

Bên cạnh đó thường xuyên nạp nhiều thực phẩm trái cây, rau củ quả tươi để trung hòa lượng acid uric một cách an toàn và ưu tiên một số loại như: cải xanh, súp lơ, bắp cải, dưa chuột, cam quýt, dâu tây, anh đào…

Với loại dầu dùng trong chế biến thực phẩm nên ưu tiên các loại dầu lạc, dầu vừng, dầu oliu nhằm giảm lượng chất béo. Tốt nhất nên dùng phương pháp chế biến là hấp, luộc và hạn chế chiên xào nhiều dầu mỡ.

– Uống đủ nước từ 2-3 lít mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể nhất là trong những ngày hè nóng nực. Nên chia đều lượng nước uống trong ngày giúp cơ thể đào thải acid uric qua đường tiết niệu.

– Với người thừa cân béo phì cần giảm cân, duy trì cân nặng và BMI hợp lý.

– Duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn

– Thăm khám sức khỏe định kỳ

Người bệnh cũng không nên kiêng hoàn toàn tuyệt đối bất kỳ thực phẩm nào. Quan trọng là việc kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể kết hợp với tập luyện nâng cao sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp

 

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh gout cấp tính.

Viên uống hỗ trợ giảm đau do gout.

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status