Trẻ nhịn đi tiểu lâu ngày có nguy hiểm không?

Câu hỏi:

Con trai tôi 6 tuổi, gần đây cháu hay nhịn tiểu, mắc tiểu quá mức cháu mới chịu đi. Tôi có để ý thì thấy cháu ham coi tivi điện thoại, hoặc những lúc chơi cùng bạn…nên mỗi lần mắc tiểu cháu vẫn ráng nhịn. Tôi lo lắng việc trẻ nhịn tiểu lâu ngày dễ bị viêm nhiễm trùng đường tiểu.

Xin nhà thuốc tư vấn giúp tôi.

Câu hỏi:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa.

Hiện nay có nhiều trường hợp trẻ không thích đi vệ sinh vì mải mê ham chơi, xem tivi điện thoại, hoặc ở trường nhà vệ sinh quá bẩn…là những lý do khiến trẻ nhịn tiểu.

Đây là hành vi ngược với quá trình sinh lý của cơ thể. Hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dễ sinh ra các bệnh như nhiễm trùng tiểu, nếu không được điều trị triệt để lâu ngày có thể ảnh hưởng đến thận của trẻ.

Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ nhịn tiểu, cùng theo dõi những nguyên nhân và cách khắc phục cho bé mẹ nhé.

1.Dấu hiệu nhận biết bé nhịn tiểu

Khi được 18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biết và có ý thức về việc đi tiểu của mình. Bé sẽ có những cử chỉ hoặc hành động ra dấu cho mọi người xung quanh biết. Nếu không tính thời gian ngủ, sau 2-3 giờ bé sẽ đi tiểu 1 lần và khoảng từ 5- 6 lần/ngày.

Trẻ được xem là nhịn đi tiểu khi số lần đi tiểu trong ngày của trẻ giảm rõ, hoặc bé vặn vẹo người, hai chân như đang cố ý giữ cho nước tiểu đừng thoát ra ngoài.

Tiểu lắt nhắt, tiểu ngắt quãng hay thoát nước tiểu do nhịn tiểu không nổi và bé phải gấp rút chạy vào nhà vệ sinh cũng là dấu hiệu của việc nhịn tiểu. Lúc này màu sắc nước tiểu đậm, đục, vàng hay đỏ và độ khai cao hơn nước tiểu bình thường (ở trẻ từ 3- 15 tuổi, lượng nước tiểu trung bình từ 0,5 -1 lít/ngày, nước tiểu có màu vàng trong).

2.Hậu quả của việc nhịn tiểu lâu ngày

Trẻ nhịn đi tiểu lâu ngày có nguy hiểm không?

Việc nhịn tiểu của trẻ nhỏ sẽ khiến nước tiểu ứ đọng trong bàng quang lâu ngày sẽ là môi trường cho vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) xâm nhập và gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Từ nhiễm trùng có thể gây biến chứng sẹo thận, tiền cao huyết áp. Việc nhịn tiểu làm trào ngược bàng quang niệu quản. Gây nhiễm trùng thận, dẫn đến suy thận, có thể gây tử vong.

Nhịn tiểu cũng là tác nhân gây sỏi đường niệu, tạo thói quen tiểu són, tiểu rắt, vỡ bàng quang…

3.Cách phòng ngừa đối với trẻ nhịn tiểu lâu ngày

Trẻ nhịn đi tiểu lâu ngày có nguy hiểm không?

  •  Các bậc cha mẹ cố gắng tập cho trẻ có thói quen đi tiểu từ 2-3 giờ/ lần trong ngày.
  •  Không nên đợi đến lúc trẻ có triệu chứng khát mới cho uống nước. Theo khoa học, khi trẻ khát cũng là lúc cơ thể trẻ mất đến 30% nước. Nếu trẻ khát thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc phải nhiễm trùng tiểu hay rối loạn đường tiểu…
  •  Cần để ý đến lượng nước hằng ngày mà bé uống. Bình thường, trẻ sẽ uống từ 100-120ml/kg (trọng lượng cơ thể) /ngày. Tuy nhiên, cũng tùy theo thời tiết nắng nóng. Một số trẻ hiếu động, ra mồ hôi nhiều thì cần bổ sung nước nhiều hơn.
  •  Phụ huynh có con trong lứa tuổi mẫu giáo. Nên thường xuyên nhắc trẻ đi tiểu. Vì có không ít bé mê chơi quên cả đi tiểu hoặc nhịn đi tiểu vì sợ.
  •  Hướng dẫn các bé gái vệ sinh vùng bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh để tránh bị viêm.
  •  Đưa trẻ đi xét nghiệm nước tiểu. Mỗi năm 1 lần để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị.
  •  Nên xem việc bổ sung nước và nhắc nhở trẻ đi tiểu quan trọng như nhu cầu ăn uống của trẻ.

Hy vọng qua bài viết trên các mẹ sẽ biết cách hướng dẫn bé đi tiểu đúng cách. Để tránh bị nhiễm trùng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Nếu vẫn còn những thắc mắc nào liên hệ với Nhà Thuốc Đức Nghĩa ngay nhé.

Cảm ơn bạn, chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe.

 

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status