Lá phổi thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí, có vai trò cung cấp oxy cho các tế bào hoạt động, đồng thời đào thải khí cacbonic. Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe khi bị viêm phổi.
Viêm phổi ở trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn phổi do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Trẻ cũng có thể bị viêm phổi do hít phải khí độc hoặc sặc hóa chất.
Cụ thể, các nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ có thể kể đến như:
- Ở trẻ dưới 5 tuổi: viêm phổi gây ra do phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, HIB, liên cầu khuẩn. Trong đó HIB có thể mắc phải do môi trường có vi khuẩn hoặc từ mẹ truyền sang khi mang thai.
- Ở trẻ trên 5 tuổi: viêm phổi gây ra do Influenza virus, Adenovirus, Mycoplasma pneumoniae,..
- Do sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn khá non nớt và chưa hoàn thiện, rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài môi trường.
- Do môi trường sống kém vệ sinh, không khí ô nhiễm, tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ chực chờ tấn công trẻ.
2.Tầm quan trọng của chế độ ăn trong điều trị viêm phổi
Trong quá trình điều trị viêm phổi cho trẻ, bên cạnh việc thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn cho trẻ bị viêm phổi cũng đóng góp rất lớn tới việc phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.
Viêm phổi thường gây ra các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, mệt mỏi khiến cơ thể mất sức và sụt cân nếu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị suy hô hấp, bị kéo dài thời gian nằm viện điều trị.
Việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể nhanh hồi phục tránh biến chứng sau này như suy dinh dưỡng, giảm đề kháng,…
3.Trẻ bị viêm phổi nên kiêng ăn gì để nhanh khỏe?
Trẻ bị viêm phổi cần kiêng ăn những thực phẩm để lạnh, vì khi bệnh nhân ăn những thực phẩm để lạnh sẽ ho nhiều hơn, các nhu mô phổi dễ bị tổn thương hơn.
Không chỉ kiêng ăn đồ ăn, đồ uống để lạnh, trẻ bị viêm phổi nên kiêng cả tắm nước lạnh vì có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bởi trong đường hô hấp trẻ có sẵn rất nhiều vi khuẩn gây hại ký sinh tại đó như phế cầu, não mô cầu, H. influenzae, tụ cầu, liên cầu, vi nấm…là nguyên nhân viêm phổi ở trẻ. Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, các tác nhân nguy hiểm trú ngụ trong cơ thể sẽ bùng phát thậm chí gây bội nhiễm, đặc biệt nguy hiểm với trẻ bị viêm phổi.
Chất bảo quản thịt Nitrat thường có nhiều trong đồ ăn sẵn, thường là đồ hộp. Ăn nhiều thịt chế biến sẵn sẽ khiến các triệu chứng viêm phổi trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí có nguy cơ gây ra viêm phổi cấp tính. Đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, Nitrat còn là nguyên nhân khiến bệnh lâu khỏi.
Có nhiều người cho rằng, khi mắc bệnh viêm phổi. Cần hạn chế ăn những loại thực phẩm như bơ, sữa, sữa chua. Vì khiến đờm đặc hơn, sinh ra nhiều đờm hơn. Thực tế, những loại thực phẩm trên không làm tăng đờm hoặc gây ho. Mà chính những loại thực phẩm chứa nhiều muối lại gây ra tình trạng này.
Natri có trong thực phẩm có nhiều muối, thịt và tinh bột. Là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ho có đờm, ho kéo dài. Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều muối, thịt, tinh bột. Sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh viêm phổi nói riêng và các bệnh về đường hô hấp nói chung.
-
Đồ ăn chiên, rán, có nhiều dầu mỡ
Người bệnh viêm phổi thường có khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém hơn những người bình thường. Dẫn đến việc cơ thể thường xuyên suy nhược. Do đó, người bệnh viêm phổi cần kiêng ăn những loại thực phẩm. Như đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, vì chúng không tốt với hệ tiêu hóa. Khó tiêu thụ và gây đầy hơi.
-
Đậu phộng, hạt dưa, socola
Đậu phộng, hạt dưa và socola là nhóm thực phẩm chứa nhiều dầu. Có thể khiến gia tăng lượng đờm khi ăn. Tăng tiết đờm khiến chức năng thông khí của người bệnh suy giảm. Gây khó thở, mệt mỏi, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Và tinh thần của người bệnh.
Việc ăn và uống các loại thực phẩm ngọt như: nước có ga, bánh ngọt,… Khiến lượng đường cao. Đặc biệt đường HFCS (high-fructose corn syrup) loại đường có nguồn gốc từ bắp (ngô). Và có hàm lượng fructose cao sẽ làm tình trạng viêm phổi không được cải thiện. Gây tắc nghẽn và khó thở hơn.
Trẻ bị viêm phổi nên kiêng ăn gì để nhanh khỏe? là vấn đề cần được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Ăn uống đúng cách, kết hợp cùng chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ giúp trẻ mau phục hồi sức khỏe, nhanh trở lại cuộc sống bình thường.
Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy truy cập qua website Nhathuocducnghia.vn để được giải đáp nhé.
Xem thêm: Bảo vệ hệ tiêu hóa cho bé vào mùa hè