Tiêu chảy nên và không nên ăn gì?
Khi bị tiêu chảy, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm triệu chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Ngược lại, nếu ăn uống không đúng cách sẽ làm tình trạng nặng hơn và kéo dài thời gian bệnh.
Vì vậy, hiểu rõ những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị tiêu chảy là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ quá trình hồi phục hiệu quả. Cùng tìm hiểu về các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bị bệnh nhé!
Thực phẩm nên ăn khi bị tiêu chảy
Thực phẩm dễ tiêu hóa
- Cháo: Cháo trắng, cháo gà hoặc cháo cà rốt,… không chỉ dễ tiêu hóa mà còn giúp cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết.
- Súp: Súp rau củ hoặc súp gà giúp bổ sung chất lỏng và điện giải, đồng thời dễ tiêu hóa.
Thực phẩm giàu tinh bột
- Cơm trắng: Cơm nấu mềm dễ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Khoai tây và khoai lang: Khoai tây và khoai lang nấu chín giúp dễ tiêu hóa và bổ sung chất xơ hòa tan.
Trái cây
- Chuối: Chuối chín giàu kali, giúp bổ sung điện giải bị mất do tiêu chảy.
- Táo: Táo đã nấu chín hoặc nước ép táo pha loãng có thể giúp làm dịu đường ruột.
Thực phẩm giàu protein dễ tiêu hóa
- Thịt gà: Thịt gà chứa hàm lượng protein cao, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng mà không gây hại cho dạ dày, nên tránh phần da và mỡ để dễ tiêu hóa hơn.
- Cá: Cá cung cấp protein mà không gây khó tiêu.
Thực phẩm không nên ăn khi bị tiêu chảy
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Khoai tây chiên; gà rán và các món chiên khác làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Thực phẩm chứa nhiều đường: Bánh kẹo; chocolate và nước ngọt có thể làm tăng lượng nước trong ruột và khiến bệnh trầm trọng hơn.
Thực phẩm từ sữa: sữa và các sản phẩm từ sữa không dung nạp lactose, vì chúng có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Trừ sữa chua.
Thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan: Các loại rau sống, trái cây có vỏ cứng như táo sống; lê sống và rau sống có thể khó tiêu hóa và gây kích thích ruột.
Đồ uống có cồn và caffein: Những đồ uống này có thể gây kích ứng ruột và làm tình trạng tiêu chảy xấu đi.
Lưu ý:
- Uống đủ nước: Rất quan trọng để bù lại lượng nước bị mất do tiêu chảy. Nên uống nước lọc, nước cháo loãng, hoặc dung dịch bù nước và điện giải.
- Chia nhỏ bữa ăn: Giúp hệ tiêu hóa không bị quá tải và dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn.
Việc nắm vững kiến thức về thực phẩm nên và không nên ăn khi bị tiêu chảy, có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và giảm thiểu các triệu chứng tiêu chảy.
Nguồn: Tổng hợp