Thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không?
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không? Nên và không nên chơi những môn thể thao nào? Đó chắc hẳn là câu hỏi của nhiều bạn đọc. Cùng Đức Nghĩa tìm hiểu xem qua bài viết dưới đây nhé.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, giữ vai trò làm đệm lót, giúp giảm xóc cho cột sống khi cơ thể vận động. Theo thời gian, chấn thương và sự lão hóa tự nhiên của xương khớp. Làm cho đĩa đệm bị tổn thương, mỏng đi và giảm khả năng đàn hồi. Lúc này, các đốt sống cọ xát vào nhau gây đau nhức và hạn chế chức năng vận động. Khi đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên tủy sống. Và các dây thần kinh trong ống sống gây đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.
Đau nhức và di chuyển khó khăn có thể làm người bệnh không muốn vận động. Tuy nhiên, tập thể dục là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chơi môn thể thao nào?
Khi người bệnh chạy bộ, cơ thể hoạt động liên tục ở cường độ cao, toàn bộ trọng lượng dồn ép vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Đây không phải là môn thể thao phù hợp với người bệnh thoát vị đĩa đệm, nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng.
Người bệnh cũng nên tránh tập gym, bóng đá, bóng rổ, cầu lông, quần vợt… Những môn thể thao này buộc người bệnh phải di chuyển nhiều, thay đổi tư thế đột ngột, tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm, có thể làm bệnh nặng thêm.
Thay vào đó, người bệnh nên chơi các môn như bơi lội, yoga, kéo xà… Với bơi lội, khi cơ thể ở trong nước, trọng lực giảm xuống, tạo cơ hội cho đĩa đệm nghỉ ngơi. Sự phối hợp giữa các động tác của tay, chân, lưng, bụng… giúp tăng cường sức mạnh các nhóm cơ, bảo vệ và củng cố chức năng cột sống.
Yoga có tác dụng kéo dãn các nhóm cơ, giúp xương khớp linh hoạt hơn, tăng lưu thông máu đến nuôi mô sụn và khớp, giảm cảm giác đau nhức.
Dù bạn lựa chọn môn thể thao nào đều cần đảm bảo các nguyên tắc gồm khởi động kỹ trước khi tập; vận động ở cường độ vừa phải, không tập quá sức; ngừng lại ngay khi cảm thấy đau, mệt hoặc có các dấu hiệu bất thường khác. Nên mặc quần áo, mang giày phù hợp, sử dụng dụng cụ bảo hộ nếu cần thiết; uống đủ nước…
Nguồn: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
6 Thói Quen Khỏe Xương Khớp Tuổi Trung Niên
Nhu cầu vitamin D ở người cao tuổi