Tác hại việc nghiện xem điện thoại đối với trẻ em

Câu hỏi: Tác hại việc nghiện xem điện thoại đối với trẻ em

Tác hại việc nghiện xem điện thoại đối với trẻ em là gì? Nhà thuốc tu vấn giúp tôi ạ.

Cháu của tôi năm nay 6 tuổi, vì bố mẹ bận công việc nên hay để cháu xem tivi và sử dụng điện thoại rất nhiều. Đặc biệt gần đây nếu không được xem điện thoại cháu sẽ cáu giận, đập phá đồ chơi. Cháu rất ít nói chuyện hay chơi cùng mọi người xung quanh. Tôi đang lo lắng cháu đã bị nghiện xem điện thoại. Mong nhà thuốc phản hồi sớm.

Trả lời: Tác hại việc nghiện xem điện thoại đối với trẻ em

Nhà thuốc Đức Nghĩa chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho nhà thuốc chúng tôi.

Tác hại của điện thoại với trẻ em không chỉ là sức khỏe mà còn tác động xấu đến tâm lý. Vậy mà nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan, phó mặc con với chiếc điện thoại nhiều giờ đồng hồ để rảnh tay làm việc. Thật sự tác hại của điện thoại đối với trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Các bậc phụ huynh cần đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ tác hại của xem điện thoại đối với trẻ em và giải pháp giúp con tránh xa điện thoại, vui chơi lành mạnh.

1.Tại sao trẻ em dễ bị nghiện điện thoại?

Tác hại việc nghiện xem điện thoại đối với trẻ em

Nguyên nhân trẻ em dễ bị nghiện điện thoại có rất nhiều. Trong đó, một số lý do dưới đây được xem là phổ biến tác động và khiến con trẻ “nghiện” điện thoại và rất khó bỏ.

  • Các bậc làm cha làm mẹ bận rộn nên ít có thời gian quan tâm, chia sẻ với con nên không tạo ra được những sân chơi bổ ích giúp trẻ giải tỏa nội tâm.
  • Thiếu vắng sự chăm sóc của cha hay mẹ như gia đình ly tán và trẻ sẽ tìm đến các thiết bị điện tử để giải tỏa tâm lý và những áp lực của cuộc sống.
  • Cuộc sống tẻ nhạt, thiếu những điều thú vị hay trẻ gặp những khó khăn trong học tập, mối quan hệ với những người xung quanh.
  • Trẻ có tâm lý lo âu, trầm cảm… và tìm cách trốn tránh là làm bạn với điện thoại smartphone.
  • Sự hấp dẫn bởi những chương trình, trò chơi trên điện thoại cũng khiến trẻ mê mẩn và gần như bị nghiện.
  • Điện thoại với nhiều ứng dụng còn giúp trẻ có thể tán gẫu với bạn bè, hẹn hò, bày tỏ những quan điểm hay suy nghĩ cá nhân…

2.Tác hại việc nghiện xem điện thoại đối với trẻ em

  • Trẻ chậm phát triển tư duy

Trẻ vốn hoạt bát trong mọi hoạt động và rèn luyện tư duy sáng tạo. Nhưng khi trẻ sử dụng điện thoại sẽ làm chậm sự phát triển của trẻ so với bình thường.

Theo các nghiên cứu, lượng bức xạ không đủ gây tác động trực tiếp ngay lập tức. Tuy nhiên, tác hại của điện thoại với trẻ em là nếu trẻ tiếp xúc thường xuyên với lượng bức xạ này thì sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến các giác quan, sự vận động và tư duy.

Tác hại việc nghiện xem điện thoại đối với trẻ em

  • Tác hại của xem điện thoại nhiều là trẻ mắc các bệnh về mắt

Máy tính hay điện thoại là những thiết bị phát ra bức xạ HEV hay còn gọi nhiều là “ánh sáng xanh”. Chúng gây hại cho mắt với các biểu hiện như nhức mỏi mắt hoặc có dấu hiệu đỏ và đau mắt.

Nếu cứ để bức xạ này tác động đến mắt của trẻ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như suy giảm thị lực, ung thư mắt.

Nhất là khi mắt trẻ con rất yếu mà khi sử dụng điện thoại nhiều và mắt trẻ phải đuổi theo hình ảnh, điểm sáng chuyển động trên màn hình điện thoại. Mắt bé sẽ dần bị khô, đau nhức và thậm chí mờ dần theo thời gian.

Tác hại việc nghiện xem điện thoại đối với trẻ em -Tác hại của xem điện thoại nhiều là trẻ mắc các bệnh về mắt

  • Gặp các vấn đề về xương khớp

Bản thân mỗi người khi sử dụng điện thoại đều bị thu hút vào nó. Theo đó, các hoạt động của cơ thể thiếu linh hoạt nhất là vấn đề về xương khớp. Đặc biệt, với trẻ em thường dùng điện thoại mà ngồi sai tư thế nên dễ gặp phải những vấn đề về xương khớp.

Dấu hiệu mà bố mẹ có thể nhận biết đầu tiên khi con chơi điện thoại nhiều là đau cổ. Bởi khi trẻ cúi xuống và nhìn điện thoại trong một thời gian dài sẽ làm tổn thương xương cổ.

Các xương bàn tay hay ngón tay của trẻ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì dùng bàn phím liên tục. Mà với con trẻ thì các khớp xương chưa thật sự chắc chắn. Ảnh hưởng này có thể kéo dài và tác động xấu đến khi trưởng thành.

  • Hạn chế phát triển các kỹ năng mềm

Khi tiếp xúc nhiều với điện thoại thông minh trẻ sẽ có xu hướng muốn ở lì trong nhà. Vậy nên các mối quan hệ xã hội của trẻ cũng bị thu hẹp và hạn chế giao tiếp trực tiếp.

Trẻ chủ yếu giao tiếp qua công nghệ và kỹ năng giao tiếp sẽ bị hạn chế đáng kể. Trẻ cũng ít tiếp xúc với người thân, bạn bè… nên kỹ năng giải quyết vấn đề ngày càng giảm.

Không chỉ ảnh hưởng đến kỹ năng mềm. Mà kết quả học tập của trẻ cũng kém hơn khi sử dụng điện thoại quá nhiều. Bởi trẻ không tập trung nghe bài giảng. Và kém tự tin khi giao tiếp với bạn bè.

Hạn chế phát triển các kỹ năng mềm

  • Trẻ tiêu cực và dễ bị rơi vào trầm cảm

Tác hại của sóng điện thoại đối với trẻ em không chỉ các bệnh về mắt. Mà còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Vì bức xạ điện thoại gây căng thẳng thần kinh não. Và trẻ thường có cảm giác hồi hộp, lo âu. Bên cạnh đó, trẻ ngày càng cô lập với xã hội nên có cảm giác tổn thương.

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ chơi nhiều điện thoại là nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm. Việc này được lý giải, trẻ sử dụng điện thoại càng nhiều. Càng cảm thấy cô đơn và không có hạnh phúc. Một số chương trình trên điện thoại còn có thể gây nên hội chứng bạo lực internet.

Trẻ tiêu cực và dễ bị rơi vào trầm cảm

  • Tác hại của điện thoại khiến trẻ rối loạn đồng hồ sinh học

Hiệp hội Tâm lý học Anh có kết luận. Trẻ sử dụng điện thoại nhiều sẽ tăng nguy cơ rối loạn giờ giấc. Trẻ quá tập trung vào các chương trình trên điện thoại. Nên dễ mất ngủ và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tâm lý, trí tuệ.

Trẻ không còn thói quen nghỉ ngơi mà thay vào đó là chơi điện thoại. Bức xạ điện thoại sẽ gây nên ức chế hormone melatonin và là lý do khiến trẻ mất ngủ. Cơ thể trẻ không được thư giãn nên dễ mệt mỏi, cáu gắt…

Trên đây là những chia sẻ về những tác hại của điện thoại đối với trẻ. Hy vọng bài viết có thể giúp ích được cho bạn thấy được tác hại đáng sợ của việc nghiện thiết bị điện tử. Hãy giúp con trẻ tránh xa và tham gia vào các trò chơi lành mạnh.

Có thể bạn quan tâm: Đột quỵ ở người trẻ tuổi

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status