“Suy giãn tĩnh mạch là bệnh mạn tính, phải sống chung cả đời”
“Suy giãn tĩnh mạch không được đi bộ, càng đi bộ chân sẽ càng nặng hơn”
“Suy giãn tĩnh mạch bôi thuốc là sẽ khỏi, không cần điều gì phức tạp”
Trên đây là những quan niệm sai lầm thường gặp về bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên vẫn nhiều người tin và áp dụng, khiến bệnh trở nên nặng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Làm quá trình điều trị trở nên phức tạp, kéo dài thời gian và tốn kém chi phí.
Giữa vô số thông tin, vậy đâu mới là thông tin đúng về bệnh suy giãn tĩnh mạch. Cùng dược sĩ Đức Nghĩa tim hiểu nhé!
Suy giãn tĩnh mạch và những quan niệm sai lầm
1. Suy giãn tĩnh mạch là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi
Phần lớn mọi người cho rằng suy giãn tĩnh mạch là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi. Người bệnh chấp nhận sống chung với những triệu chứng khó chịu, đau nhức, sưng phù, nổi gân xanh. Thậm chí có những biểu hiện nặng hơn vẫn nghĩ điều đó bình thường.
Thực chất, suy giãn tĩnh mạch chân (suy giãn tĩnh mạch chi dưới) có thể chữa khỏi hoàn toàn ngay từ giai đoạn sớm nếu được tầm soát sớm, chẩn đoán lâm sàng chính xác, điều trị đúng phương pháp.
2. Chỉ người lớn tuổi mới bị suy giãn tĩnh mạch
Lão hóa chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch. Theo thống kê, có đến 36% người trong độ tuổi lao động bị suy giãn tĩnh mạch. Do thói quen đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động, thừa cân hoặc ở phụ nữ là do nội tiết tố thay đổi, mang thai hoặc mang giày cao gót thường xuyên dẫn đến tăng áp lực đè lên đôi chân.
3. Suy giãn tĩnh mạch không được đi bộ hoặc chạy bộ
Nhiều người lo lắng không biết có nên đi bộ hoặc tập thể dục khi bị suy giãn tĩnh mạch không? Vì theo họ, vận động có thể khiến máu dồn xuống chân, gây sưng phù hoặc đau mỏi nhiều hơn và có thể ảnh hướng đến quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Thực tế, khi đi bộ, các cơ chân co thắt, ép vào các tĩnh mạch sâu, giúp máu được đẩy về tim tốt hơn, giảm tải tình trạng ứ đọng ở tĩnh mạch nông, giảm bớt triệu chứng đau nhức chân. Vì thế, người bị suy giãn tĩnh mạch ở mọi cấp độ vẫn nên duy trì đi bộ tập thể dục ở tốc độ và cự ly vừa sức mình.
4. Ngâm chân hoặc xoa dầu nóng khi bị suy giãn tĩnh mạch
Theo phương pháp truyền miệng thì khi bị đau nhức thì xoa bóp bằng dầu nóng, hoặc ngâm chân vào nước nóng sẽ đỡ hơn. Tuy nhiên đây là một quan niệm cực kì tai hại. Khi gặp nóng các tĩnh mạch sẽ giãn nở, khiến các van tĩnh mạch bị hở càng hở hơn, máu chảy ngược nhiều hơn, điều này chỉ làm cho tình trạng máu ứ đọng càng thêm nặng, chân càng sưng phù, đau nhức chứ không hề thuyên giảm, lâu ngày có thể gây viêm tắc mạch máu.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Đọc tiếp.
5. Bôi thuốc để điều trị suy giãn tĩnh mạch
Không ít người tự điều trị suy giãn tĩnh mạch ở nhà bằng cách mua thuốc giảm đau, kháng viêm để uống và các loại kem bôi ngoài da không rõ nguồn gốc, hiệu quả lâm sàng chưa được kiểm chứng thay vì đi thăm khám tại các cơ cở y tế uy tín. Việc này còn đem lại nguy cơ biến chứng hoặc gặp các tác dụng phụ không mong muốn khác.
6. Chích lễ để chữa suy giãn tĩnh mạch
Chích lễ là phương pháp dân gian để nặn máu và kích thích máu lưu thông bằng cách nặn, ép.
Đây cũng là quan niệm sai lầm và cực kỳ nguy hiểm. Không chỉ không có hiệu qủa chữa trị bệnh mà còn khiến bệnh nặng hơn, có nguy có lở loét nhiễm trùng từ vết cắt và có thể gây viêm, tạo huyết khối tĩnh mạch hoặc hoại tử.
Cách tốt nhất khi bạn nghi ngờ bản thân hoặc người thân trong gia đình mắc suy giãn tĩnh mạch chân là hãy đi đến cơ sở y tế uy tín để tầm soát, thăm khám và điều trị kịp thời. Hạn chế những biến chứng không mong muốn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Hãy quan sát và bảo vệ đôi chân của mình ngay từ sớm nhé!
Nguồn: Tổng hợp