Phòng bệnh lây truyền đường tiêu hóa mùa mưa bão

Trong mùa mưa bão, vô số sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải… hòa vào dòng nước, gây ô nhiễm môi trường. Điều này khiến người dân phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa mùa bão lũ rất cao.

Bệnh tiêu hóa mùa mưa bão là gì?

Mùa mưa bão khiến nguồn nước bị ô nhiễm, gây ra những bệnh lý đường tiêu hóa. Điều này gây nhiều tác động tiêu cực tới đời sống và sức khỏe. Một số bệnh tiêu hóa mùa mưa bão thường gặp như:

  • Bệnh do vi khuẩn như tiêu chảy, dịch tả, bệnh Shigellosis, bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn Salmonellosis.
  • Bệnh do virus như viêm gan, viêm ruột, viêm não, bại liệt.
  • Bệnh ký sinh trùng như bệnh do Cryptosporidium, bệnh Amtiêuip, bệnh Giardiasis, sán máng, giun đường ruột, giun Guinea.

Phòng bệnh lây truyền đường tiêu hóa mùa mưa bãoNguyên nhân gây bệnh tiêu hóa mùa mưa bão

Trong và sau mưa lũ, nhiều vi sinh vật, chất thải, bụi, rác… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi. Điều này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Ngoài ra, thực phẩm gặp thời tiết mưa ẩm cũng dễ bị ôi thiu, hỏng mốc. Người dân nếu không chọn lọc và chế biến kỹ rất dễ bị ngộ độc.

Nguồn nước sinh hoạt của người dân do mưa bão có nguy cơ ô nhiễm rất cao. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới nguồn nước và thực phẩm khi chế biến thức ăn. Vì thế, mưa bão không chỉ gây ô nhiễm môi trường. Mà còn là điều thuận lợi cho các vi sinh vật sinh sôi và phát triển, gây ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm.

Phòng bệnh lây truyền đường tiêu hóa mùa mưa bão, cần lưu ý:

  • Lựa chọn những thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh. Chỉ ăn thức ăn đã nấu chín và nước đun sôi.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày: Chú ý rửa tay và chân sạch, lau khô những kẽ ngón sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị ô nhiễm.
  • Diệt sạch loăng quăng, bọ gậy và muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước; thả cá vào những dụng cụ chứa nước lớn; bỏ các phế thải như chai, lọ… hay những hốc nước tự nhiên nhằm tránh cho muỗi đẻ trứng.
  • Giăng mùng khi ngủ, ngay cả ban ngày.
  • Giữ vệ sinh bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước; sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Nước rút tới đâu làm vệ sinh đến đấy, đồng thời thu gom, xử lý, chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Chủ động phòng bệnh lây truyền đường tiêu hóa mùa mưa bão là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn, người thân và gia đình. Cần tư vấn về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe mùa mưa, liên hệ với dược sĩ Đức Nghĩa tại đây.

Nguồn: Tổng hợp.

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status