Câu hỏi: Nặn mụn xong nên làm gì để da không thâm sẹo?
Tôi đang stress về làn da thâm sẹo của mình. Lý do gần đây tôi thường xuyên dùng tay để nặn mụn và kết quả là mụn nổi nhiều hơn và để lại vết thâm sẹo.
Xin hỏi nhà thuốc tôi nên làm gì để nặn mụn xong da không bị thâm sẹo.
Trả lời: Nặn mụn xong nên làm gì để da không thâm sẹo?
Cảm ơn độc giả đã lựa chọn nhà thuốc là nơi chia sẻ và tư vấn.
Nặn mụn xong làm gì để không bị thâm là một trong những thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Cũng bởi, một làn da bị thâm do mụn không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến chị em tự tin với nhan sắc của mình.
Có thể nói rằng, nặn mụn là một thói quen xấu mà hất hết mọi người đều mắc phải. Tuy nhiên, có đến 99% số người nặn mụn xong bị thâm, sưng đỏ, thậm chí là gây tổn thương nghiêm trọng cho làn da. Do đó, nặn mụn xong nên làm gì để không bị thâm sẹo chính là điều mà rất nhiều người quan tâm. Hãy tham khảo và áp dụng ngay một số cách làm sau đây để đảm bảo sự an toàn cho làn da của mình nhé!
1.Có nên nặn mụn không?
Một số người có thói quen nặn mụn khi thấy mụn xuất hiện trên da mặt. Vậy có nên nặn mụn không? Trên thực tế, có một số loại mụn bạn có thể tự nặn tại nhà. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng mụn mủ, mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở mũi hay mụn bọc ở trán,…thì bạn cần đến các cơ sở y tế để lấy nhân mụn hoặc nặn mụn ở spa uy tín.
Các loại mụn có thể nặn tại nhà:
- Mụn đầu đen: Mụn đầu đen thường do sợi bã nhờn, tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông mà hình thành. Loại mụn này sẽ lộ phần đầu màu đen lên trên bề mặt da. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể tự loại bỏ loại mụn này ngay tại nhà.
- Mụn đầu trắng: Bít tắc lỗ chân lông hoặc do sử dụng thuốc làm tăng lượng hormone. Gây nên mặt nổi mụn trắng nhỏ. Mụn đầu trắng cũng có phần đầu nhô lên trên bề mặt của da nên bạn có thể tự lấy nhân mụn tại nhà.
- Mụn không viêm: Mụn không viêm không sưng đỏ, không gây đau nhức. Loại mụn này có thể dễ dàng được giải quyết ngay tại nhà.
Các loại mụn không nên nặn tại nhà:
- Mụn không nhân: Đây là loại mụn ở thể viêm dạng nặng. Được bao bọc bởi một lớp màng dày và hiếm khi thấy được nhân mụn bằng mắt thường. Vì thế, rất khó để bạn có thể tự lấy nhân tại nhà.
- Mụn viêm không nhân: Loại mụn này là dạng mụn nghiêm trọng hơn của mụn trứng cá. Loại mụn này có phần nhân chìm sâu nên việc tự nặn mụn tại nhà là bất khả thi.
- Mụn mủ, mụn nang: Các loại mụn này chứa đầy dịch mủ bên trong. Gây tình trạng sưng to trên bề mặt da. Nếu tự ý nặn mụn tại nhà không cẩn thận có thể để lại sẹo lõm trên da.
2.Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn để không bị thâm sẹo
2.1. Giữ vệ sinh vùng da mụn
Nặn mụn dễ gây ra vết thương hở chảy máu khi nhân mụn bị lấy đi. Do đó thật sự cần thiết phải giữ vệ sinh khu vực này. Nếu chảy máu nhiều sau khi nặn mụn nên làm gì?. Hãy dùng khăn giấy hoặc khăn mặt sạch ấn nhẹ lên mặt một lúc cho máu ngừng chảy.
Không đưa tay lên mặt, rửa tay sạch khi chạm vào vết mụn. Giữ vệ sinh đầu tóc/ mền gối, che chắn kỹ lưỡng khi ra ngoài. Hạn chế tiếp xúc bụi bẩn/ ánh nắng mặt trời hay tránh đổ mồ hôi,… là những vấn đề vệ sinh da bạn cần lưu ý.
2.2. Giữ ẩm cho da
Trong những ngày đầu sau khi nặn, bạn nên tập trung hơn cho bước dưỡng ẩm da. Do lúc này da khá nhạy cảm nên các sản phẩm dưỡng ẩm cũng cần dịu nhẹ và đơn giản (bạn có thể cân nhắc tạm ngưng dùng kem dưỡng chống lão hóa trong giai đoạn này).
2.3. Tránh dùng sản phẩm dễ gây kích ứng
Dùng tẩy tế bào chết, mỹ phẩm hay các sản phẩm skincare có chứa vitamin C. Có thể gây châm chích hoặc các kích ứng khác cho da sau khi nặn mụn. Như đã nói, bạn chỉ cần sử dụng kem dưỡng ẩm và kèm thêm sữa rửa mặt dịu nhẹ là đủ cho da trong thời gian “dưỡng thương” này. Nếu muốn trang điểm, đừng nên thoa trực tiếp lên vùng da đang lành. Mà trước đó hãy thoa lót một lớp mỏng kem/ gel trị mụn hoặc dùng thêm miếng dán mụn
2.4. Không cạy lớp vảy mụn
Thông thường trong vòng 1 tuần, các nốt mụn nặn đi sẽ bắt đầu đóng vảy. Nhưng bạn đừng “ngứa tay” mà vội vàng cạy bỏ lớp vảy đóng mài này nhé. Nếu không sẽ khiến mọi thứ tệ hơn. Cần hạn chế càng nhiều càng tốt việc tiếp xúc với vùng da đang lành. Có như thế mới ngăn được thâm mụn. Khi cần thiết, lớp vảy sẽ tự bong ra trong lúc rửa mặt.
2.5. Uống đủ nước, ngủ đủ giấc
Ăn uống hạn chế đồ cay nóng, chất kích thích. Không thức khuya kết hợp vận động đều đặn cũng góp phần quan trọng trong việc dưỡng da sau khi nặn mụn.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp để chăm sóc da sau mụn hiệu quả, hạn chế thâm, sẹo xuất hiện trên da. Đừng quên theo dõi Nhà thuốc Đức Nghĩa để đọc thêm nhiều bài viết chia sẻ hữu ích về các cách chăm sóc da nhé.