Kiểm soát huyết áp, sống khỏe mỗi ngày

Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý tim mạch đang có xu hướng tăng trong đời sống xã hội ngày nay. Bệnh có tỷ lệ mắc tương đối cao và dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. 

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp được xác định khi:

Huyết áp tâm thu: ≥ 140 mmHg & Huyết áp tâm trương: ≥ 90 mmHg 

Huyết áp cao được ghi nhận là nguyên nhân dẫn tới 35% trên tổng số ca tử vong tại Việt Nam hàng năm. 

Dù là căn bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm thế nhưng hiện nay, Vẫn có tới 70% tỉ lệ người mắc tăng huyết áp chưa được điều trị và hơn 50% chưa phát hiện bệnh. 

Các triệu chứng tăng huyết áp gồm: 

Kiểm soát huyết áp, sống khỏe mỗi ngày

Kiểm soát huyết áp như thế nào?

Thay đổi lối sống của người bệnh có thể giúp kiểm soát và quản lý chỉ số huyết áp. 

1. Cải thiện thừa cân, béo phì

Cân nặng tăng thường sẽ kéo theo huyết áp tăng. Điều này gây ra những gián đoạn hô hấp trong khi ngủ. Cách tốt nhất để kiểm soát huyết áp đối với người béo phì là giảm cân, ngay cả khi chỉ giảm một lượng nhỏ. Cứ khoảng 2,2 pound (tương đương 1kg trọng lượng mất) sẽ giảm 1mm thuỷ ngân (mmHg). 

2. Chế độ tập thể dục 

Thường xuyên hoạt động thể chất là một trong những điều kiện lý tưởng để giảm đi tình trạng tăng huyết áp. Nếu hoạt động đều đặn và thường xuyên, sẽ cải thiện được từ 5 đến 8 mmHg. 

Bất kể bạn thuộc độ tuổi nào, 30 phút thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát và không cho huyết áp tăng trở lại và luôn duy trì ở ngưỡng an toàn.

3. Giảm muối (natri) trong khẩu phần ăn

Huyết áp tăng cao có thể giảm từ 5 đến 6 mmHg chỉ cần bạn có một chế độ ăn uống đều đặn và giảm đi lượng natri trong đó. 

Đối với từng nhóm người, natri có ảnh hưởng lên huyết áp khác nhau. Hạn mức natri rơi vào khoảng 2.300 miligam (mg) trên ngày hoặc ít hơn. Sẽ lý tưởng hơn nếu chỉ còn 1.500 mg mỗi ngày với người lớn. Điều bạn cần làm là: 

  • Chọn sử dụng loại thực phẩm chứa hàm lượng natri thấp.
  • Natri thường xuất hiện nhiều trong quá trình chế biến thức ăn. Vì vậy mà không nên sử dụng quá nhiều thực phẩm đã chế biến sẵn. 
  • Chọn các gia vị thảo mộc thay vì muối. 

4.Hạn chế rượu bia

Cả nam giới và nữ giới đều nên hạn chế lại số lượng bia rượu để đảm bảo sức khỏe cho chính mình. Đối với nam chỉ nên uống ít hơn ba cốc chuẩn trên một ngày (14 cốc trên tuần) và nữ là hai cốc chuẩn trên một ngày (9 cốc chuẩn trên tuần). Cốc chuẩn ở đây được quy định là 330ml bia, 30ml rượu có nồng độ mạnh, 120ml với rượu vang; đồng nghĩa với việc chỉ chứa 10g ethanol. 

Rượu bia uống nhiều sẽ gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim, thậm chí là suy tim. Đối với bệnh nhân đang điều trị huyết áp cao, rượu bia có thể gây ra tác dụng phụ, khiến thuốc điều trị tăng huyết áp không còn hiệu quả. 

5. Ăn uống tuân thủ một chế độ lành mạnh

Cân bằng lại chế độ ăn uống, đảm bảo sử dụng những loại thức ăn thức uống lành mạnh sẽ làm giảm đi tình trạng tăng huyết áp. Một chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát tăng huyết áp hợp lý sẽ bao gồm trái cây, hạt ngũ cốc, rau xanh; thực phẩm Chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol. 

6. Nói không với thuốc lá 

Ngừng hút thuốc sẽ giúp cải thiện được tình trạng tăng huyết áp. Đồng thời bảo vệ sức khỏe cho tim mạch và cân bằng sức khỏe cho toàn bộ hệ thống cơ quan trên cơ thể. Từ bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn kéo dài được tuổi thọ.

7. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ 

Một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp là thiếu ngủ dài ngày. Vì vậy hãy đảm bảo không để yếu tố nào làm gián đoạn giấc ngủ. Hãy đến gặp các chuyên gia y tế để tư vấn về tình trạng mất ngủ nếu cần thiết. 

8. Cân bằng cảm xúc 

Tăng huyết áp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cảm xúc căng thẳng kéo dài. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính mà chỉ là nguyên nhân bổ trợ khiến tình trạng tăng huyết áp gia tăng. Vì vậy mà bệnh nhân cần cân bằng lại lối sống trong gia đình công việc để đảm bảo giữ cảm xúc luôn ở trạng thái ổn định. 

Khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định, kết hợp theo dõi huyết áp tại nhà là 3 yếu tố cần lưu ý để điều trị tăng huyết áp đạt hiệu quả cao. 

Cần tư vấn các sản phẩm theo dõi huyết áp và chăm sóc người có bệnh cao huyết áp, liên hệ dược sĩ Đức Nghĩa ngay tại đây. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status