Câu hỏi :
Khi mang thai lần đầu những điều mẹ cần biết là gì nhà thuốc ơi? Em gái mình kết hôn nhiều năm nhưng gần đây mới mang thai. Mình cũng rất vui và muốn tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bà đầu để chăm sóc cho e gái có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Trả lời :
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nhà thuốc Đức Nghĩa là nơi tư vấn sức khỏe.
Mang thai lần đầu là một cột mốc vô cùng quan trọng và ý nghĩa với cuộc đời của bất kỳ người phụ nào. Bạn sẽ trải qua những cảm xúc mới mẻ xen lẫn lo lâu vì những thay đổi trong cơ thể. Lần đầu mang thai có biết bao nhiêu vấn đề cần quan tâm như: dinh dưỡng thai kỳ, lịch khám thai, những khó chịu và biến chứng có thể xảy ra khi mang thai…
Mẹ bầu cần biết tất cả thông tin quan trọng này cho đủ và đúng. Dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm mang thai lần đầu mẹ bầu cần biết.
1.Chuẩn bị trước khi mang thai
Nếu mẹ mới đang ở bước chuẩn bị, dự định có em bé thì hãy làm những việc sau để chuẩn bị cho một thai kỳ sắp tới.
Khám sức khỏe tiền sản:
Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai là việc rất quan trọng quyết định nhiều đến sự phát triển của em bé sau này. Đây là việc cần thực hiện ở cả vợ và chồng, cần kiểm tra phát hiện những bất thường về sức khỏe để khắc phục kịp thời.
Tiêm phòng:
Có những mũi tiêm phòng cần được tiêm trước khi mang thai để đảm bảo rằng bạn sẽ an toàn trong cả thai kỳ. Các mũi phổ biến như: Rubella, sởi, quai bị, thủy đậu, cúm….
Chuẩn bị về tài chính:
Sinh con là gia đình có thêm 1 thành viên nữa, mà thành viên này nhiều khi tiêu tốn nhiều tiền hơn cả bố mẹ. Cần phải chuẩn bị quỹ tiền dư dả để chào đón con yêu ngay từ lúc có kế hoạch sinh con
Thực hiện ăn uống dinh dưỡng:
Có nền tảng sức khỏe từ sớm giúp đối mặt với những mệt mỏi thai kỳ sắp tới.
2.Dấu hiệu có thai sớm
Đa số các mẹ mang thai lần đầu đều không biết mình có thai cho đến khi trễ kinh và dùng que thử thai, tuy nhiên để phát hiện dấu hiệu mang thai sớm, bạn có thể dựa vào các triệu chứng phổ biến sau của cơ thể mà hầu như các chị em thường gặp phải đó là:
- Ngực mềm, đau và lớn hơn, núm vú đổi màu sẫm hơn,
- Chảy máu nhẹ như ngày đầu có kinh, dịch âm đạo nhiều hơn
- Nhạy cảm với mùi và
- Thân nhiệt tăng, dễ mệt mỏi
- Đi tiểu thường xuyên hơn
- Khó thở và hụt hơi
- Buồn nôn, đau đầu
- Cảm xúc thay đổi thất thường.
3.Khi mang thai lần đầu những điều mẹ cần biết: Khi nào nên đi khám thai?
Để giúp Bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, cũng như phát hiện sớm những bất thường (nếu có) để từ đó có hướng giải quyết kịp thời, Mẹ không nên bỏ lỡ các buổi khám thai định kỳ và các kỳ tiêm ngừa.
Thông thường, trong suốt thai kỳ mẹ bầu có khoảng 10 – 12 lần khám thai. Trong trường hợp vì lý do nào đó không thể khám thường xuyên thì tuyệt đối không được bỏ qua những mốc khám thai quan trọng sau:
- Tuần 11 – 13: đo độ mờ da gáy giúp phát hiện sớm một phần nguy cơ bệnh down.
- Tuần 20 – 24: Kiểm tra dị tật bất thường của thai.
- Tuần 25 – 28: phát hiện tiểu đường thai kỳ.
- Tuần 35 -36: đánh giá sức khỏe Mẹ – Bé và tiên lượng cho kỳ vượt cạn sắp tới.
Ngoài lịch khám thai định kỳ, nếu có dấu hiệu bất thường như ra huyết, đau bụng … thì mẹ nên đi khám ngay.
4.Lịch tiêm phòng khi mang thai
Theo các bác sỹ sản khoa, khi mang thai hệ thống miễn dịch của cơ thể bà bầu sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì vậy mà tăng lên. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bà bầu khỏi những nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Trước khi mang thai mẹ, nếu có thể mẹ bầu cần tiêm các mũi như, Rubella, sởi, quai bị, cúm, thủy đậu, viêm gan B.
Còn trong khi mang thai thì uốn ván và cúm là những vacxin mẹ bầu cần tiêm phòng, lịch tiêm cụ thể như sau:
Uốn ván:
Chứng uốn ván có thể gây tình trạng thai chết lưu rất nguy hiểm. Bạn cần tiêm mũi uốn ván này làm 2 lần. Mũi đầu tầm từ tuần 22 đến 26, mũi nhắc lại cách mũi đầu 1 tháng.
Cúm:
Cúm khiến bà bầu mệt mỏi và các thuốc chữa cúm lại thường để lại tác động lớn đến thai nhi. Vì vậy mẹ bầu hãy tiêm phòng cúm trước khi vào mùa cúm. (Mùa cúm rơi vào từ tháng 10 đến hết tháng 2 năm sau). Mẹ cần sắp xếp tiêm sớm nhé.
5.Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Dưới đây là những dưỡng chất bà bầu cần bổ sung trong quá trình mang thai là:
Nhóm chất, vitamin |
Vai trò |
Nhu cầu, nguồn thực phẩm |
Tinh bột |
– Cung cấp năng lượng, giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể | – Bánh mì, ngũ cốc, gạo, khoai tây, mì, trái cây, các loại rau |
Protein |
– Có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi,– Tham gia vào quá trình tạo máu và hình thành nhau thai. | – Cần bổ sung 70g protein mỗi ngày– Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu… |
Chất béo |
Dự trữ năng lượng cho cơ thể | – Cần bổ sung 40g chất béo (chiếm tối đa là 30% lượng năng lượng hấp thu) mỗi ngày.– Thịt, sữa nguyên kem, các loại hạt, bơ đậu phộng, dầu thực vật |
Axít Folic |
– Tham gia quá trình tạo máu, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi | – Nhu cầu axit folic ở người mẹ có thai là 300- 400mcg/ngày– Rau lá xanh, các loại quả màu vàng sậm, đậu, đậu hà lan, măng tây, các loại hạt |
Omega-3 |
– Omega-3 vô cùng cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ.– Tăng cường trí thông minh, giúp tăng khả năng phản xạ, khả năng học tập của trẻ | – Cá ngừ, cá hồi, trứng, đậu hũ, sữa đậu nành, viên dầu cá |
Canxi |
– Giúp thai hình thành và phát triển hệ cơ xương của trẻ. | Sữa, phô mai, sữa chua, cá trích, cá hồi nguyên xương, rau dền… |
Kẽm |
– Giúp giảm nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu cho mẹ bầu– Cần thiết cho sự tăng trưởng tế bào và phát triển toàn diện ở thai nhi và trẻ sơ sinh | – Nhu cầu kẽm ở phụ nữ mang thai cần tăng gấp đôi so với bình thường từ 7-14mg/ngày.– Kẽm thường có nhiều trong sò, củ cải, cùi dừa già, đậu hà lan, đậu nành, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn, thịt bò, khoai lang, đậu phộng… |
Iod |
– Iod là vi chất quan trọng với sự phát triển của thai nhi đặc biệt là hệ thần kinh trẻ.– Thiếu hoặc dư Iod đều có thể gây ra những hậu quả nặng đối với trẻ nhỏ và thai phụ | – Cá biển, rong biển. Iod trong cá biển thay đổi từ 13-66 mcg/100g, rong biển có thể có từ 500 mcg/100g. |
Sắt |
Cấu tạo tế bào màu đỏ | – Thịt nạc đỏ, thịt bò, rau dền, ngũ cốc, hạt bí đỏ, bơ đậu phộng,cá mòi, hoa quả sấy khô. |
Vitamin A, B, C, D |
– Giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, chống loãng xương, tránh việc còi xương ở trẻ, hạn chế tình trạng xuất huyết ở mẹ bầu | – Các vitamin chứa nhiều trong sữa, gan, trứng, các loại rau xanh (rau ngót, rau dền, rau muống…) và củ quả (cà rốt, xoài, bí đỏ…). |
6.Một số lưu ý quan trọng khi mang thai lần đầu
- Khi mang thai, tất cả những dấu hiệu bất thường của cả mẹ và thai nhi cần được thăm khám. Và tư vấn chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên áp dụng tùy tiện những kinh nghiệm của người khác. Khi không có ý kiến của bác sĩ. Bởi mỗi người có một dạng thể chất và cơ địa khác nhau. Việc tham khảo những kinh nghiệm không chính thống. Có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của cả mẹ và bé.
- Trong trường hợp bị bệnh khi mang thai. Bạn hãy báo với bác sĩ rằng mình có thai. Để được chỉ định những loại thuốc phù hợp. Vì chỉ cần uống 1 viên thuốc không được sử dụng. Khi mang thai cũng có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy cần được tư vấn kỹ càng và sự đồng ý của các bác sĩ và dược sĩ.
7.Khi mang thai lần đầu những điều mẹ cần biết: Chuẩn bị cho em bé chào đời
Nên đăng ký tham gia một lớp tiền sản. Sẽ giúp các mẹ bổ sung rất nhiều kiến thức quan trọng và kỹ năng cần thiết. Để vượt qua kỳ sinh nở. Lớp học này bạn cũng được tư vấn kỹ hơn về các vấn đề. Như: dinh dưỡng khi mang thai, thể dục khi mang thai. Chuẩn bị trước khi sinh, cách tắm cho bé, cách cho bé bú. Cách phòng chống bệnh cho bà bầu…
Hãy đăng ký học lớp học dạng này ở những nơi uy tín như bệnh viện chuyên khoa sản.
Trên đây là những kiến thức quan trọng mẹ mang thai lần đầu nên tìm hiểu để chăm sóc tốt hơn thai kỳ của mình. Hy vọng sẽ giúp mẹ bớt bỡ và có một thai kỳ mạnh khỏe, như ý.
Mọi thắc mắc và hỗ trợ liên hệ Đức Nghĩa Pharmacy ngay nhé.
Đừng quên theo dõi các bài viết chia sẻ bí quyết chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ nhà thuốc.
Bạn xem chưa? Bà bầu bị đầy bụng phải làm sao?