Huyết Áp Thấp – Nguy Hại Tiềm Ẩn Cho Sức Khỏe

CÂU HỎI:

Huyết Áp Thấp – Nguy Hại Tiềm Ẩn Cho Sức Khỏe

Chào nhà thuốc, tôi muốn hỏi về bệnh huyết áp thấp là gì? Nó có nguy hiểm như bệnh huyết áp cao không và cách phòng ngừa bệnh này? Cảm ơn nhà thuốc giải đáp ạ.

TRẢ LỜI:

Huyết Áp Thấp – Nguy Hại Tiềm Ẩn Cho Sức Khỏe

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa.

Bệnh huyết áp thấp thường xảy ra với những người có bệnh lý về tim hoặc người cao tuổi. Thực tế, nhiều người lo lắng và chú ý phòng tránh bệnh huyết áp cao. Nhưng quên rằng huyết áp thấp còn phổ biến hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh huyết áp thấp là gì?

Huyết Áp Thấp – Nguy Hại Tiềm Ẩn Cho Sức Khỏe

Một người được chẩn đoán huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm trương < 60 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu < 90mmHg (tức là dưới mức 90/60mmHg).

Nhiều người cho rằng, chỉ có huyết áp tăng cao mới gây ra những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.

Thực tế, hạ huyết áp làm ảnh hưởng nhiều và nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn, kèm theo những biến chứng khó lường.

Các triệu chứng thường gặp khi tụt huyết áp

Huyết Áp Thấp – Nguy Hại Tiềm Ẩn Cho Sức Khỏe

Một số dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh huyết áp thấp:

  • Bị chóng mặt.
  • Tầm nhìn trở nên mờ hơn.
  • Bị buồn nôn.
  • Bị mệt mỏi.
  • Thường xuyên thiếu tập trung và hay buồn ngủ.
  • Bị ngất xỉu.
  • Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt.

Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám ngay để được kiểm tra chính xác.

Nguyên nhân gây huyết áp thấp là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây huyết áp thấp, bao gồm:

  • Bị mất nước do đổ mồ hôi quá nhiều hoặc bị mất máu, bị tiêu chảy cấp.
  • Bị ngất và bị choáng bất chợt.
  • Tư thế thay đổi một cách đột ngột (ví dụ khi đang nằm thì đứng bật dậy một cách đột ngột).
  • Do phản ứng ngược của một vài loại thuốc uống như: thuốc giúp lợi tiểu, các loại thuốc gây tê hoặc gây mê, thuốc có chứa thành phần nitrat, thuốc chống trầm cảm,…
  • Bị choáng do chảy máu trong, hoặc do nhiễm trùng cấp tính, do chứng suy tim hay rối loạn nhịp tim một cách bất thường.
  • Bị đau thắt vùng ngực cấp vì bệnh mạch vành cấp.
  • Bị sốc phản vệ.
  • Những người bị biến chứng của bệnh đái tháo đường vì không thể kiểm soát được lượng đường ở trong máu; các căn bệnh nội tiết tố đi tiểu nhiều gây nên tình trạng mất nước.
  • Bị suy tĩnh mạch vì một tư thế nào đó (thường gặp ở một số người vì phải đứng trong nhiều giờ liền)

Những biện pháp cải thiện tình trạng huyết áp thấp

Huyết Áp Thấp – Nguy Hại Tiềm Ẩn Cho Sức Khỏe

Để cải thiện tình trạng bệnh huyết áp thấp, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:

– Dùng thêm muối: Việc hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ có lợi đối với những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, người bệnh bị suy giảm huyết áp thì cần được bổ sung thêm muối sẽ làm tăng huyết áp (vì muối có natri). Vậy nên, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ để điều chỉnh lượng muối phù hợp với mình.

– Uống nhiều nước ( trà gừng nóng, nhân sâm, trà đặc, cà phê…): Các chất lỏng có thể làm tăng lên thể tích của máu đồng thời ngăn chặn tình trạng mất nước của cơ thể. Và cả hai vấn đề này đều rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh lý huyết áp thấp.

– Sử dụng thuốc: Huyết áp thấp thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Hoặc chỉ gây ra vài triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như chóng mặt thoáng qua khi đứng. Vì vậy, hiếm khi bác sĩ yêu cầu  cần phải điều trị.

– Mang tất (vớ) đàn hồi chuyên dụng: loại tất y khoa chuyên hỗ trợ giảm suy giãn tĩnh mạch

– Trang bị thiết bị kiểm tra huyết áp tại nhà: đối với người mắc bệnh về huyết áp, việc có sẵn máy đo huyết áp tại nhà giúp bạn chủ động hơn trong việc kiểm tra và phòng ngừa bệnh diễn biến nặng hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày với các bộ môn nhẹ nhàng. Đi bộ, thiền, yoga cũng là một biện pháp giúp cải thiện huyết áp.

Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh huyết áp thấp. Chúc bạn sức khỏe!

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status