Câu hỏi :
Lao là một căn bệnh khó trị dứt điểm nếu như không tuân thủ nguyên tắc điều trị theo chỉ định phác đồ của bác sĩ. Rất nhiều độc giả trong đó có tôi chưa có kiến thức gì về căn bệnh nguy hiểm này. Xin nhà thuốc chia sẻ về Hiểu đúng về bệnh lao và nguyên tắc điều trị hiệu quả.
Trả lời :
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nhà thuốc Đức Nghĩa là nơi tư vấn sức khỏe.
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhưng không phải tất cả mọi người nhiễm vi khuẩn lao đều phát bệnh. Ngày nay, cùng với tiến bộ của khoa học, bệnh lao đã cơ bản được khống chế, tiên lượng điều trị tốt nếu người bệnh hợp tác và tuân thủ phác đồ điều trị đến hết liệu trình.
1.Nhiễm lao dạng tiềm ẩn và bệnh lao
Vi khuẩn lao có thể sống trong cơ thể mà không phát bệnh. Đây gọi là nhiễm lao dạng tiềm ẩn. Ở hầu hết những người hít phải vi khuẩn lao và bị nhiễm khuẩn, cơ thể có khả năng kháng lại vi khuẩn để ngăn chúng tăng trưởng. Những người bị nhiễm lao dạng tiềm ẩn không cảm thấy bị bệnh và không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào. Những người này không lây nhiễm và không thể truyền vi khuẩn lao cho những người khác. Tuy nhiên, một khi vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động trong cơ thể và sinh sôi, người này sẽ chuyển từ nhiễm lao dạng tiềm ẩn sang mắc bệnh lao.
Vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động nếu hệ miễn dịch không thể ngăn chúng tăng trưởng. Khi vi khuẩn lao hoạt động (sinh sản trong cơ thể) thì gọi là bệnh lao. Những người mắc bệnh lao sẽ phát bệnh và có thể lây lan vi khuẩn sang những người mà họ tiếp xúc mỗi ngày.
2.Cần làm gì khi từng tiếp xúc với người bệnh lao?
Điều mà nhiều người băn khoăn đó là: Tôi nên làm gì nếu đã từng tiếp xúc với người nhiễm lao dạng tiềm ẩn?
Một người nhiễm lao dạng tiềm ẩn không thể lây lan vi khuẩn sang người khác. Bệnh nhân không cần phải làm xét nghiệm kiểm tra nếu tiếp xúc với người nhiễm lao dạng tiềm ẩn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tiếp xúc với người mắc bệnh lao hoặc người có các triệu chứng của bệnh lao thì nên đi kiểm tra.
Vậy trong trường hợp đã từng tiếp xúc với người mắc bệnh lao thì nên làm gì?
Những người mắc bệnh lao có nhiều khả năng lây lan vi khuẩn cho những người mà họ tiếp xúc mỗi ngày, ví dụ như các thành viên trong gia đình hoặc đồng nghiệp. Bất kỳ ai có tiếp xúc với người mắc bệnh lao, người đó nên đến bác sĩ để kiểm tra.
3.Người bệnh lao nên điều trị ở đâu?
Ngay khi phát hiện ra mình có dấu hiệu nhiễm lao. Người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám xét cẩn thận. Và chẩn đoán chính xác.
Việc điều trị lao phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Điều trị lao được thực hiện ở tất cả các bệnh viện đa khoa. Bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực và bệnh viện tuyến Trung ương. Thuốc điều trị lao hoàn toàn được Nhà nước cấp miễn phí. Vì vậy, người bệnh lao đừng ngần ngại mà phải đi khám và điều trị ngay tức khắc. Thuốc điều trị lao là chung trên toàn quốc. Phác đồ điều trị là chung trên toàn quốc. Vì vậy, người bệnh không nên quan niệm cứ phải tuyến Trung ương điều trị thì mới khỏi bệnh lao. Quan trọng hơn cả chính là ở việc điều trị có tuân thủ nguyên tắc hay là không.
4.Tuân thủ điều trị để khỏi bệnh
Trong điều trị lao, bệnh nhân lao tuyệt đối không được bỏ thuốc ngắt quãng. Dù chỉ 1 ngày vì đó là khoảng thời gian. Mà vi khuẩn lao hồi phục và tấn công trở lại. Thường điều trị chia làm 2 đợt: đợt tấn công thường gồm 4 thuốc và đợt duy trì thường gồm 2 thuốc. Bệnh nhân lao phải tuân thủ theo nguyên tắc điều trị lao. Dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Điều trị lao đạt hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ 3 chữ “Đ” có nghĩa: đúng, đủ, đều.
4.1.Đúng:
Đúng phác đồ, đúng liều lượng, đúng thuốc.
4.2.Đủ:
Đủ thời gian (6 hoặc 8 tháng). Tùy theo loại bệnh lao được bác sĩ chỉ định. Loại bệnh mới hay tái trị mà áp dụng phác đồ và thời gian điều trị cho từng loại bệnh đó.
4.3.Đều:
Bệnh nhân phải uống thuốc thật đều đặn hằng ngày, thông thường, uống vào buổi sáng lúc bụng đói. Tuy nhiên, cũng tùy vào cơ địa và tùy vào sự dung nạp thuốc của từng bệnh nhân. Lúc đó bác sĩ có thể chỉ định cho uống sau ăn hoặc trước khi đi ngủ buổi tối. Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân không tự ngưng thuốc hoặc bỏ thuốc vì uống thuốc không đều đặn, lúc uống sáng, lúc tối, nhớ lúc nào uống lúc nấy… sẽ giảm hiệu quả điều trị. Vi khuẩn lao rất dễ kháng thuốc lao. Nồng độ thuốc diệt vi khuẩn lao không đủ hiệu lực sẽ tạo cho vi khuẩn lao kháng thuốc. Gây khó khăn cho công tác điều trị về sau.
Sau khi uống thuốc lao, nước tiểu có màu đỏ và thậm chí đổ mồ hôi. Hoặc nước mắt có màu đỏ là bình thường vì đây là màu của thuốc.
Đừng bỏ qua bài viết “Hiểu đúng về bệnh lao và nguyên tắc điều trị” nếu bạn đang quan tâm đến căn bệnh này. Hy vọng với những chia sẻ từ nhà thuốc sẽ là kiến thức bổ ích với tất cả độc giả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề nào về sức khỏe hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua: https://nhathuocducnghia.vn