Đột quỵ và tai biến có giống nhau không?

Câu hỏi:

Đột quỵ và tai biến có giống nhau không? Trước đây tôi cứ nghĩ đột quỵ và tai biến là hai bệnh khác nhau, vừa qua có đọc được trên mạng internet thì đây chỉ chung một loại bệnh và cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Nhà thuốc có thể giải đáp giúp tôi vấn đề này được không? Cảm ơn nhà thuốc.

Trả lời:

Dược sĩ hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa cảm ơn câu hỏi của bạn. Cùng nhà thuốc giải đáp cho bạn qua bài viết sau đây.

Đột quỵ và tai biến mạch máu não có giống nhau không? Đột quỵ và tai biến là hai thuật ngữ trong Y học nhiều bệnh nhân hay nhầm lẫn. Cùng tìm hiểu và phân biệt chính xác hai khái niệm trên xem nó khác nhau như thế nào.

1.Tìm hiểu bệnh đột quỵ và bệnh tai biến mạch máu não có giống nhau không?

Đột quỵ và tai biến có giống nhau không?

Nhiều người bệnh cho rằng bệnh đột quỵ và bệnh tai (tai biến mạch máu não) là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì thực chất chúng chỉ chung một căn bệnh cấp tính và gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Bệnh đột quỵ (hay còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não) (stroke) xảy ra khi nguồn máu cấp cho não bị tắc nghẽn gây ra sự gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não sẽ bị thiếu oxy, dĩnh dưỡng và các tế bào não sẽ bắt đầu chết trong vài phút.

Theo tổ chức Y tế Thế Giới WHO, đây là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự mất cấp tính chức năng của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, không do nguyên nhân chấn thương.

2.6 Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ

Đột quỵ và tai biến có giống nhau không?

Nếu một người có sức khỏe bình thường mà thấy các triệu chứng sau cần phải nghi ngờ về khả năng bị bệnh đột quỵ:

  • Đột ngột thấy yếu liệt, tê mặt – chân – tay, một hoặc cả cơ thể.
  • Mất khả năng nói, nói khó khăn hoặc không hiểu lời người khác nói.
  • Mất thị lực hoặc nhìn mờ (đặc biệt là khi chỉ bị một bên mắt).
  • Chóng mặt không rõ nguyên nhân (đặc biệt là khi kết hợp với các triệu chứng thần kinh khác), ngã đột ngột hoặc đi không vững.
  • Mất ý thức
  • Đau đầu đột ngột…

Với một số trường hợp người có nguy cơ cao xảy ra tai biến như người cao tuổi, người có tiền sử bị bệnh tim mạch, bị các bệnh mãn tính… cần theo dõi dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần hoặc trước 30 ngày để có biện pháp phòng ngừa.

3.Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?

Đột quỵ và tai biến có giống nhau không?

Nhiều người vẫn cho rằng bệnh tai biến mạch máu não là bệnh “trời gọi ai, người đó dạ”, nhưng trên thực tế các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng, căn bệnh nguy hiểm này có thể được chữa khỏi, dự phòng với giải pháp chính là tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống.

4.Đề phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não và đột quỵ đơn giản

4.1.Tuân thủ điều trị- chìa khóa vàng trong dự phòng bệnh đột quỵ

Để tăng hiệu quả điều trị, giảm biến chứng và tỷ lệ tử vong. Người bệnh cần tin tưởng vào sự điều trị của bác sĩ, không nên tự ý bỏ thuốc hoặc tự điều chỉnh liều (tăng liều hoặc giảm liều). Số lần dùng trong ngày và thời gian dùng (trước bữa ăn, sau bữa ăn, sáng, trưa, chiều, tối),… Khi người bệnh sử dụng thêm bất kỳ thuốc nào ngoài thuốc mà bác sĩ kê đơn. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị để tránh gây ra các thuốc tương tác xấu với nhau.

Hậu quả và gánh nặng của đột quỵ gây ra là vô cùng nghiêm trọng đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ chế độ điều trị.

4.2.Thay đổi lối sống – Giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh đột quỵ

Bên cạnh các bệnh dẫn đến bệnh đột quỵ như xơ vữa động mạch. Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh suy tim, van tim, rung nhĩ…. Thì lối sống không lành mạnh như ăn nhiều chất béo. Thức ăn nhanh, ăn mặn, lười vận động, béo phì. Hút thuốc lá, uống rượu/ bia, sử dụng chất kích thích… Cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đột quỵ. Thay đổi lối sống lành mạnh. Hơn là cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản.

4.3.Bữa ăn lành mạnh:

Gồm nhiều rau củ, trái cây tươi, ít chất béo không bão hòa (mỡ động vật, nội tạng…), hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn (không quá 5 gam muối trong ngày). Hạn chế các loại khô/ mắm…Hạn chế hút thuốc lá. Hạn chế uống rượu, bia, đồ uống có cồn…

4.4.Hoạt động thể lực:

Việc này giúp kiểm soát cân nặng, điều hòa huyết áp và lượng cholesterol trong máu. Hội tim mạch châu Âu năm 2016 khuyến cáo, nên hoạt động thể lực trung bình 30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần. Với các hoạt động như: đi bộ nhanh, đạp xe chậm, chơi tennis, các hoạt động dưới nước…

Tóm lại, bệnh đột quỵ và bệnh tai biến mạch máu não là tên gọi của cùng một bệnh. Nó có thể gây ra những di chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ hướng điều trị của bác sĩ. Người bệnh cần thay đổi lối sống để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

Bạn đã xem? 11 nhầm tưởng về đột quỵ mà ai cũng mắc phải

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề nào về sức khỏe hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:

Qua Website: https://nhathuocducnghia.vn/

Qua kênh Shopee:https://shopee.vn/nhathuocducnghia

Qua FaceBook: https://www.facebook.com/nhathuocducnghia

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status