Đối tượng dễ bị bệnh Gout và Cách phòng ngừa bệnh Gout

Câu hỏi: Đối tượng dễ bị bệnh Gout và Cách phòng ngừa bệnh Gout

Chào nhà thuốc, mình từng nghe về bệnh Gout (gút) và các hậu quả từ bệnh này. Mới đây mình có đưa bố đi khám thì bác sĩ có nói bố mình bị thừa cân. Nếu cân nặng tăng lên có nguy cơ bị bệnh Gout. Mình đang rất lo lắng về sức khỏe của bố.

Nhà thuốc giải đáp giúp mình đối tượng dễ bị bệnh Gout và cách phòng ngừa bệnh Gout là gì? Để mình sớm can thiệp và có biện pháp phòng ngừa cho bố. Xin cảm ơn.

Trả lời: Đối tượng dễ bị bệnh Gout và Cách phòng ngừa bệnh Gout

Cảm ơn độc giả đã lựa chọn nhà thuốc là nơi tư vấn.

Trước đây khi nghe nói bệnh Gout người ta thường bảo đây là “bệnh của nhà giàu” nhưng ngày nay bệnh Gout không còn hiếm nữa, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng và trẻ hóa rất nhiều.

1.Bệnh Gout là gì?

Đối tượng dễ bị bệnh Gout và Cách phòng ngừa bệnh Gout

Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân.

Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

2.Nguyên nhân bệnh Gout

Đối tượng dễ bị bệnh Gout và Cách phòng ngừa bệnh Gout

Nguyên nhân bệnh gout gồm hai nguyên nhân chính: nguyên phát (đa số các trường hợp) và thứ phát

2.1.Nguyên phát:

  • 95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.
  • Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh.
  • Chưa rõ nguyên nhân.

2.2.Thứ phát:

Do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền): hiếm gặp.

Do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai:

  • Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận
  • Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp
  • Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, …
  • Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính
  • Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …

3.Đối tượng dễ bị bệnh Gout

Đối tượng dễ bị bệnh Gout và Cách phòng ngừa bệnh Gout

Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản
  • Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi
  • Uống nhiều bia trong thời gian dài
  • Gia đình có người từng bị gout
  • Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật
  • Tăng cân quá mức, béo phì
  • Tăng huyết áp
  • Chức năng thận bất thường
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: Aspirin, Thuốc lợi tiểu, Thuốc hóa trị liệu, Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine
  • Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp

4.Cách phòng ngừa bệnh Gout hiệu quả

4.1.Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh gout:

Đối tượng dễ bị bệnh Gout và Cách phòng ngừa bệnh Gout

  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc được kê toa.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.
  • Điều trị tốt các bệnh lý gây bệnh gout thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, …
  • Tập thể dục hằng ngày
  • Duy trì cân nặng hợp lý

4.2.Cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý:

  • Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi
  • Tránh ăn hải sản và thịt đỏ
  • Ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua, …
  • Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc
  • Uống nhiều nước: uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày
  • Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia rượu
  • Không uống cà phê, trà, nước uống có ga

Có thể nói bệnh gout là bệnh liên quan tới xương khớp nguy hiểm không nên chủ quan. Nếu có nguy cơ bị Gout bạn nên can thiệp thăm khám và điều trị đúng cách. Qua bài viết trên nhà thuốc hy vọng đã chia sẻ được thêm nhiều thông tin bổ ích đến độc giả.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề nào về sức khỏe hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:

Qua Website: https://nhathuocducnghia.vn/

Qua kênh Shopee:https://shopee.vn/nhathuocducnghia

Qua FaceBook: https://www.facebook.com/nhathuocducnghia

 

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status