Đi tiểu tiện ra máu hồng có phải bị sỏi thận?

Câu hỏi :

Đi tiểu tiện ra máu hồng có phải bị sỏi thận? Hai ngày nay cứ mỗi lần đi tiểu tiện tôi đều bị đau buốt và có máu hồng nhạt. Lên mạng tra cứu thì đây là triệu chứng của của bệnh sỏi thận.

Xin nhà thuốc tư vấn cho tôi. Hiện tại tôi vẫn chưa thăm khám.

Trả lời :

Chào quý độc giả.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Dược sĩ nhà thuốc Đức Nghĩa là nơi tư vấn.

Một trong những triệu chứng của sỏi thận là tiểu ra máu. Đây là dấu hiệu lâm sàng khi khối sỏi ma sát với niêm mạc tiết niệu theo dòng nước tiểu. Sự va chạm này gây tổn thương lên niêm mạc làm niêm mạc chảy máu. Hôm nay cùng nhà thuốc đi tìm hiểu về bệnh sỏi thận, nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa bạn nhé.

1.Đi tiểu tiện ra máu có phải bị sỏi thận?

Đi tiểu tiện ra máu hồng có phải bị sỏi thận?

Sỏi thận gây tiểu ra máu là biến chứng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, một số trường hợp lại lơ là với biểu hiện này. Sỏi thận gây ra tiểu ra máu không được quan tâm chữa trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

Thông qua màu sắc và những thành phần có trong nước tiểu có thể phản ánh rất rõ tình trạng sức khỏe của bạn. Sỏi thận gây tiểu ra máu sẽ khiến nước tiểu có màu hồng hoặc thậm chí đỏ.

Tình trạng sỏi thận gây tiểu ra máu cũng được chia thành 2 dạng:

  • Dạng toàn phần/ đại thể:

Đây là dạng có thể nhận thấy bằng mắt thường, người bệnh có thể thấy trong nước tiểu của mình có màu đỏ hoặc xuất hiện những cục máu đông.

  • Dạng ti thể:

Đây là trường hợp khó nhìn thấy bằng mắt thường, màu sắc nước tiểu không thay đổi rõ ràng. Chỉ phát hiện được các tế bào máu có trong nước tiểu khi quan sát bằng kính hiển vi.

2.Nguyên nhân bị sỏi thận đi tiểu tiện ra máu là do đâu?

Đi tiểu tiện ra máu hồng có phải bị sỏi thận?

Sỏi thận có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như bể thận, đài thận, hoặc ở niệu quản – điểm nối của thận. Sỏi thận được chia ra nhiều loại và ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe của người bệnh. Sỏi thận gây tiểu ra máu thường gặp ở những đối tượng có sỏi kích thước lớn, cứng và có cạnh sắc nhọn.

Sỏi thận gây tiểu ra máu khi những tinh thể sỏi này theo dòng nước tiểu cọ xát vào niêm mạc tiết niệu. Sau đó gây tổn thương và làm chảy máu trong niêm mạc, nghiêm trọng hơn khi sỏi thận rơi vào những vị trí hiểm như niệu đạo, niệu quản thì sẽ dẫn đến chảy máu toàn thể.

Không chỉ gây chảy máu, sỏi thận còn khiến người bệnh bị đau lưng, gặp các vấn đề về tiểu tiện như tiểu buốt hay tiểu rắt.

3.Phương pháp điều trị bệnh sỏi thận như thế nào cho hiệu quả

Đi tiểu tiện ra máu hồng có phải bị sỏi thận?

Để chấm dứt tình trạng sỏi thận tiểu ra máu, thì cách tốt nhất là bạn phải triệt tiêu được sỏi. Để làm triệt tiêu sỏi thì có rất nhiều cách, tùy vào mức độ và kích thước sỏi thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn những cách thức điều trị khác nhau.

  • Với trường hợp sỏi của bạn nhỏ. Tình trạng bệnh còn kiểm soát được thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Bạn cũng có thể áp dụng những bài thuốc trị sỏi thận từ Đông Y để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
  • Trong trường hợp sỏi lớn, tình trạng bệnh nghiêm trọng thì bạn cần phải được phẫu thuật để lấy sỏi ra.
  • Ngoài ra, để phòng sỏi thận gây tiểu ra máu. Bạn cần phải chú ý một số lưu ý sau đây: Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ. Đi tiểu khi cơ thể báo hiệu, không được nhịn tiểu gây ứ đọng bàng quang gây ra sỏi. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay đồ lót hàng ngày.

4.Thực phẩm nên ăn khi bị sỏi thận

Đi tiểu tiện ra máu hồng có phải bị sỏi thận?

  • Canxi:

Ban đầu nhiều người nghĩ rằng sự gia tăng đáng kể mức tiêu thụ can-xi trong chế độ ăn uống. Sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, việc sử dụng các thực phẩm chứa can-xi đúng hàm lượng quy định. Chủ yếu là từ các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua… Giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

  • Uống thật nhiều nước:

Để tiểu nhiều, như vậy, sỏi sẽ ít có nguy cơ tái phát. Theo TS.BS. Đỗ Gia Tuyển – Đại học Y Hà Nội: “Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu lớn hơn 2,5 lít mỗi ngày, tốt nhất uống nước để làm sao khi đi tiểu, nước tiểu trong là được”. Nếu bệnh nhân có thói quen nhâm nhi trà đặc thì nên chuyển qua “hệ trà đá ly cối”. Dùng nhiều canh trong bữa ăn.

  • Sinh tố hữu ích:

Vitamin B6 và vitamin A có ích cho bệnh nhân sỏi thận. Vitamin B6 làm giảm lượng oxalat trong nước tiểu, do đó, giảm khả năng kết tủa sỏi oxalat. Vitamin A có tác dụng giữ cho hệ thống bài tiết nước tiểu được điều hoà. Để chống lại sự thành hình của sỏi thận. Lượng cần thiết vào khoảng 5.000 IU vitamin A và 20 – 30mg vitamin B6 mỗi ngày.

Qua bài viết “Đi tiểu tiện ra máu hồng có phải bị sỏi thận?” Bạn không được chủ quan trước triệu chứng này, vì hậu quả nó gây ra là vô cùng khó lường. Khi bạn thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy bạn bị tiểu ra máu, xin vui lòng đến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác nguyên nhân. Hoặc liên hệ Đức Nghĩa Pharmacy để được tư vấn về thuốc điều trị.

Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.

 

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status