Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh?

Câu hỏi: Trước đây mình cứ nghĩ chỉ cần nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ thì sẽ bị lây bệnh. Gần đây dịch đau mắt đỏ lan rộng mình có lên mạng tìm hiểu mới biết được bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, dùng chung đồ cá nhân…Nhà thuốc có thể chia sẻ về bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh?. Đêt mình và tất cả độc giả chưa biết gì về căn bệnh này có cơ hội mở rộng kiến thức.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nhà thuốc Đức Nghĩa là nơi gửi gắm những khúc mắc về kiến thức sức khỏe.

Rất nhiều người thắc mắc bệnh đau mắt đỏ lây lan qua đường nào? Cách phòng tránh là gì? Theo chia sẻ từ các chuyên gia, chứng đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp và tiếp xúc với các dịch tiết của người bệnh. Có nghĩa là, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh cần tránh tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc qua các giọt bắn của người bị đau mắt đỏ. Ngoài ra còn nhiều đường lây bệnh khác nhau.

Chính vì vậy, hôm nay nhà thuốc sẽ chia sẻ đến độc giả cụ thể những đường lây bệnh đau mắt đỏ qua bài viết sau.

1.Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh?

1.1.Đường hô hấp

Đường lây đau mắt đỏ cực nhanh chóng, dễ dàng lây lan thông qua hệ thống đường hô hấp khi có dấu hiệu đau mắt đỏ, chúng còn có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người bình thường thông qua nhiều cách thức khác nhau, nếu chủ quan rất dễ lây đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh?

1.2.Khi sử dụng chung đồ dùng

Trong nhà có người bị đau mắt đỏ cần sử dụng đồ dùng riêng với người không gặp tình trạng bệnh. Thông qua việc dùng chung các đồ vật, vật dụng với người đau mắt đỏ như: khăn mặt, chăn, gối, bát, đũa, dùng chung cốc nước… đều chứa mầm bệnh, virus, vi khuẩn gây bệnh từ người đau mắt đỏ đã qua sử dụng nên khi dùng chung các đồ dùng này sẽ có khả năng lây đau mắt đỏ sang người bình thường.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh?

1.3.Khi tiếp xúc gián tiếp với người đau mắt đỏ

Nhiều người tiếp xúc gián tiếp với người đau mắt đỏ thường chủ quan vì thế rất dễ lây bệnh. Khi tiếp xúc gián tiếp với người đau mắt đỏ. Qua việc cầm, nắm, chạm vào những đồ vật nhiễm virus, vi khuẩn gây ra đau mắt đỏ. Như: tay nắm cửa, nút bấm thang máy, chìa khóa, điều khiển, đồ chơi,..mà người bệnh từng chạm vào bám lên tay.

1.4.Khi có thói quen đưa tay lên mắt

Khi có thói quen sờ tay lên mắt, dụi mắt, sờ tay lên mũi, ngậm tay vào miệng,… Vi khuẩn, virus và mầm bệnh gây đau mắt đỏ bám ở trên tay sẽ xâm nhập vào mắt nhanh chóng. Khả năng gây bệnh đau mắt đỏ càng cao hơn.

1.5.Khi tiếp xúc với khoảng cách gần

Khả năng lây đau mắt đỏ càng gia tăng nguy cơ khi vào dịch đau mắt đỏ bùng phát. Tại những nơi công cộng đông đúc, tập trung nhiều người. Như: bệnh viện, công viên, văn phòng làm việc, trường học, bến tàu, bến xe, xe bus, chợ,…Đều là những nơi cần tiếp xúc với cự ly gần, có khả năng lây nhiễm đau mắt đỏ cao.

Khi quan hệ tình dục cũng có khả năng lây đau mắt đỏ. Bởi lây đau mắt đỏ qua đường hô hấp rất nhanh chóng. Đồng thời tiếp xúc trong khoảng cách gần càng làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, đau mắt đỏ kiêng quan hệ là cách hiệu quả nhằm hạn chế khả năng lây bệnh đau mắt đỏ.

1.6.Khi sử dụng nguồn nước từ công cộng

Nguồn nước từ công cộng thường được nhiều người cùng sử dụng chung. Không rõ nguồn phát của bệnh. Khi sử dụng nguồn nước từ công cộng như: đi bơi ở ao, hồ, bể bơi,…Nguồn nước này được nhiều người cùng sử dụng chung. Do đó, tỷ lệ bị nhiễm mầm bệnh gây nên đau mắt đỏ. Nguy cơ đau mắt đỏ khi sử dụng nguồn nước công cộng đều có khả năng cao.

Đường lây đau mắt đỏ không chỉ diễn ra nhanh chóng qua hệ thống đường hô hấp. Mà còn có thể xuất hiện thông qua nhiều cách thức khác như trên. Ngay cả khi người bệnh chưa có dấu hiệu triệu chứng đau mắt đỏ. Ngay cả khi đã khỏi bệnh hay cả khi hết các dấu hiệu triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ. Vẫn có khả năng lây truyền bệnh đau mắt đỏ.

2.Cách phòng tránh lây bệnh đau mắt đỏ?

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, khi bị đau mắt đỏ, bạn cần phải làm gì. Để vừa chăm sóc mắt nhanh khỏi vừa tránh lây lan cho người khác:

  • Để phòng ngừa bệnh cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân tốt (dùng riêng khăn mặt, vật dụng cá nhân).
  • Khi mắc bệnh cần được nghỉ ngơi. Hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác.
  • Khi có triệu chứng đau mắt đỏ nên đi khám bác sĩ để được chỉ định điều trị. Về nhà, cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh hồi phục.
  • Không đi học, đi làm khi bị đau mắt đỏ để tránh bệnh lây lan
  • Tuyệt đối không dùng lại thuốc cũ hoặc dùng chung thuốc với người khác.

Trên đây là những thông tin về đường lây đau mắt đỏ và cách phòng tránh nguy cơ lây đau mắt đỏ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết để hiểu rõ đau mắt đỏ lây qua đường nào, cũng như cách phòng bệnh nhằm hạn chế sự lây lan của đau mắt đỏ. Hãy chia sẻ với bạn bè, người thân và gia đình nếu thấy thông tin bài viết hữu ích nhé.

Điều trj bệnh đau mắt đỏ: Thuốc nhỏ mắt Tobrex: Công dụng và lưu ý khi sử dụng

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status