Dấu hiệu và cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Câu hỏi: Dấu hiệu và cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh, bé gái nhà tôi mới 18 tháng tuổi hiện tại mắt bé thường xuyên bị chảy ghèn và hay lấy tay dụi mắt như bị ngứa mắt. Liệu có phải bé nhà tôi đã bị đau mắt đỏ hay không. Xin nhà thuốc chia sẻ vẫn đề này giúp tôi.

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn câu hỏi từ bạn. Cùng nhà thuốc đi tìm câu trả lời cho bạn nhé.

Bệnh đau mắt đỏ không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ em. So với người lớn, dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh không khác nhau nhiều nhưng phương án điều trị, chăm sóc cần cẩn thận hơn. Dưới đây là các thông tin hữu ích về vấn đề đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh mà bạn cần nắm.

1.Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu và cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Mắt đỏ ngầu:

Một đôi mắt trong veo nhưng thấy xuất hiện các tia máu đỏ và xuất hiện ngày càng dày đặc trong lòng trắng của mắt. Tình trạng này sẽ xuất hiện trong 24 đến 48 giờ cho cả 2 mắt. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn mắt trẻ sơ sinh bị đỏ ở dưới mắt.

Trẻ sơ sinh bị đỏ mắt chảy ghèn:

Dấu hiệu và cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Song song với triệu chứng mắt bị đỏ ra, bắt đầu sẽ có hiện tượng chảy nước mắt kèm theo chất nhầy màu vàng hoặc trắng, xanh. Chúng kết lại và đóng tập trung các góc mắt và dần bao phủ toàn bộ mắt.

Mắt sưng phù, tấy đỏ:

Khi kéo dài hơn, mắt sẽ bị sưng phù lên cả mắt lẫn mí mắt khiến trẻ khó mở mắt, đặc biệt sau khi thức dậy.

Các dấu hiệu khác:

  • Bé quấy khóc liên tục, khó mở mắt.
  • Sốt cao.
  • Có màng dịch nhầy trong mắt.

2.Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu và cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Đau mắt đỏ do bệnh lậu mủ:

Lậu mủ làm đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do mẹ lây sang con trong khi sinh. Bệnh sẽ khởi phát sau sinh từ 2 đến 4 ngày với triệu trứng dễ dàng nhận thấy như đỏ mắt, sưng mí, mủ dày trên mắt. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiễm trùng máu, niêm mạc não và tủy sống.

Đau mắt đỏ do Chlamydia:

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra khi các thai phụ nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục. Khi sinh thường, vi khuẩn này sẽ lây sang trẻ sơ sinh và khởi phát bệnh từ 5 đến 12 ngày sau sinh. Biểu hiện đau mắt đỏ rõ ràng nhất do Chlamydia gây ra là đỏ mắt, sưng mí và chảy mủ.

Đau mắt đỏ do kích ứng với thuốc:

Trẻ sơ sinh bị đau mắt thông thường để ngăn ngừa nấm, vi khuẩn nhưng sử dụng thuốc nhỏ mắt gây kích ứng. Do đó, mắt có thể sưng nhẹ và đỏ lên.

Nguyên nhân khác:

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị đau mắt đỏ là do vi rút, vi khuẩn lây lan từ mẹ sang khi được sinh thường.

3.Cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh nhanh khỏi nhất

Tùy thuộc xuất phát từ nguyên nhân nào mà sẽ có cách điều trị đau mắt đỏ thích hợp. Các bậc làm cha mẹ không nên tự chẩn đoán nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Mà cần có sự thăm khám từ bác sĩ.

Chữa đau mắt đỏ do Chlamydia:

Bác sĩ thường sẽ sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống. Để điều trị viêm kết mạc bao gồm erythromycin do Chlamydia gây ra. Điều trị tại chỗ sẽ không hiệu quả cao vì vi khuẩn này còn nằm trong mũi và hầu của trẻ. Có thể gây ra viêm phổi cho bé. Do đó, bạn nên để bé điều trị tại bệnh viện để theo dõi thường xuyên.

Trị viêm kết mạc ở trẻ do lậu cầu:

Kết hợp nhỏ thuốc, tra thuốc liên tục cho trẻ. Nếu bệnh trở nên nặng hơn, cần sử dụng kháng sinh do bác sĩ chỉ định. Nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể bị loét giác mạc và dẫn đến mù lòa.

Viêm kết mạc do dị ứng thuốc:

Ngưng sử dụng loại thuốc nhỏ mắt này ngay và theo dõi. Nếu như thuyên giảm, hãy đổi sang loại thuốc khác để bảo vệ nhãn cầu.

Chữa đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn và virus khác gây ra:

Sử dụng nhỏ thuốc, tra thuốc để kháng viêm, kháng khuẩn. Kháng sinh tại chỗ nếu có nhiễm khuẩn thứ phát gây dị tật bẩm sinh. Tất cả đều phải được bác sĩ chỉ định.

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh lý phổ biến. Do đó, cha mẹ cần quan tâm và chăm sóc kỹ càng hơn để bé có sức khỏe tốt, tinh thần vui vẻ.

Trên đây là tổng hợp thông tin về dấu hiệu và cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Hy vọng qua bài chia sẻ này, các bậc cha mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con trẻ.

Bài viết tham khảo: Hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ đau mắt đỏ tại nhà

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status