CÂU HỎI: Dấu hiệu trẻ đang thiếu kẽm?
Nhà thuốc ơi, bé nhà mình kén ăn lại hay ốm vặt. Bé đang có các dấu hiệu hay cáu gắt và khóc đêm, khó tăng cân. Mình đang rất lo lắng về tình trạng của bé.
Có phải bé nhà mình đang có các dấu hiệu của thiếu kẽm?. Xin tư vấn cho mình với.
TRẢ LỜI: Dấu hiệu trẻ đang thiếu kẽm?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho nhà thuốc.
Chúng tôi rất hiểu những lo lắng hiện tại của bạn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu dưới bài viết sau nhé.
Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng với hệ miễn dịch. Thiếu kẽm có thể khiến sức khỏe, chiều cao, cân nặng và trí tuệ của bé bị ảnh hưởng. Vậy trẻ thiếu kẽm có biểu hiện gì, nguyên nhân và cách cải thiện ra sao?
1.Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm mà mẹ nên ghi nhớ
- Biếng ăn:
Trẻ thiếu kẽm biếng ăn là dấu hiệu thường gặp nhất. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, khi thiếu kẽm vị và khứu giác của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng. Lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, …
- Trẻ hay ốm vặt:
Kẽm và hệ miễn dịch có mối liên hệ tương tác với nhau. Vì vậy, khi thiếu kẽm hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng, trẻ dễ mắc các bệnh ốm vặt như cảm cúm, sổ mũi, sốt, ho,…
- Rối loạn tiêu hóa:
Là biểu hiện trẻ thiếu kẽm thường gặp. Bởi hoạt chất này có mối liên hệ mật thiết với quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể. Thiếu kẽm, trẻ sẽ bị chậm tiêu, táo bón nhẹ, lâu ngày dẫn đến các bệnh về đường ruột
- Trẻ hay cáu gắt, quấy đêm:
Biểu hiện của trẻ thiếu kẽm tiếp theo mà chúng tôi muốn đề cập đến bạn đọc chính là tình trạng quấy khóc, ra mồ hôi trộm vào ban đêm. Theo các chuyên gia, kẽm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh. Việc thiếu kẽm sẽ khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ và cảm xúc trở lên thất thường.
- Móng tay gãy, tóc rụng:
Là dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết qua cảm quan bên ngoài. Tình trạng này thường bắt đầu bằng việc xuất hiện đốm trắng trên móng tay sau đó móng trở nên giòn, dễ gãy. Không chỉ thế khi thiếu kẽm tuyến giáp của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, tình trạng rụng tóc xảy ra thường xuyên
2.Thiếu kẽm có những nguy hiểm gì?
- Suy giảm thị lực:
Kẽm là thành phần chính giúp vận chuyển vitamin A đến võng mạc. Việc thiếu kẽm chính là nguyên nhân khiến mắt bị suy giảm thị lực
- Rối loạn thính giác:
Không chỉ ảnh hưởng đến mắt, thiếu kẽm còn có thể khiến thính giác của trẻ bị suy giảm. Theo các chuyên gia, khi thiếu kẽm trẻ thường gặp tình trạng ù hoặc nặng tai. Do kẽm là chất chống oxy hóa trong bộ phận này
- Tổn thương xương khớp:
Kẽm cũng là thành phần quan trọng của hệ xương khớp. Việc thiếu kẽm sẽ làm trẻ chậm phát triển về chiều cao, trở lên còi cọc, xương yếu
- Mắc bệnh mãn tính:
Tăng cường miễn dịch và đảm bảo tốc độ phát triển của tế bào là nhiệm vụ quan trọng của kẽm. Khi không được bổ sung đầy đủ, cơ thể trẻ sẽ phải đối mặt với các bệnh mãn tính như rối loạn thần kinh, tự miễn, Alzheimer,…
3.Trẻ em bị thiếu kẽm nên khắc phục bằng cách nào?
3.1.Siro uống bổ sung kẽm Nature’s Way Kids Smart Liquid Zinc
Siro uống bổ sung kẽm Nature’s Way Kids Smart Liquid Zinc
Nature’s Way Kids Smart Liquid Zinc với hàm lượng kẽm tiêu chuẩn, dạng nước dễ sử dụng giúp bé ăn ngon miệng, hấp thu tốt, cải thiện hệ tiêu hóa từ đó giúp bé khỏe mạnh hơn là sự lựa hoàn hảo dành cho bé.
Trẻ từ 1-3 tuổi: Dùng 5ml mỗi ngày với thức ăn.
Trẻ từ 4-12 tuổi : Dùng 8ml mỗi ngày với thức ăn hoặc theo chỉ dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
3.2.Tăng cường dinh dưỡng
-
Thịt:
Là cái tên đứng đầu danh sách trẻ bị thiếu kẽm nên ăn gì. Thực phẩm này ngoài kẽm còn có protein và chất béo
-
Ngũ cốc:
100g ngũ cốc cung cấp cho trẻ khoảng 52mg kẽm. Tuy vậy thực phẩm này lại chứa nhiều Phytates nên mẹ cần hạn chế
- Hạt bí ngô:
Không chỉ giàu kẽm, bí ngô còn có tác dụng phòng bệnh ung thư. Do đó, nếu chưa biết trẻ thiếu kẽm bổ sung gì mẹ có thể thử thực phẩm này
- Động vật có vỏ:
Trẻ em thiếu kẽm nên ăn gì chắc chắn không thể bỏ qua các loại động vật có vỏ như sò, hến, tôm, hàu,…
- Mầm lúa mì:
Là loại thực phẩm mẹ nên sử dụng khi chưa biết trẻ thiếu kẽm nên ăn gì. Bởi trong 100g lúa mì có chứa tới 17mg kẽm và nhiều loại vi chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khác.
Bên cạnh đó, mẹ cũng bổ sung thêm vitamin C từ trái cây, rau xanh để trẻ tăng hấp thụ kẽm.
Qua bài viết này thấy được tầm quan trọng của kẽm, nhà thuốc hy vọng ba mẹ nên để ý đến các dấu hiệu thiếu kẽm nếu có của bé. Phát hiện kiệp thời bổ sung cho trẻ, để trẻ phát triển và có cơ thể khỏe mạnh. Hoặc có thể tham khám bác sĩ nếu tình trạng nghiêm trọng.
Nếu cần tham khảo thêm những bài viết về trẻ thiếu kẽm, mời bạn đọc tham khảo tại đây.
Nguồn: Tổng hợp