Câu hỏi: Cũng như nhiều cơ quan khác, thận đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nhưng dạo gần đây tôi có các biểu hiện của thận yếu không biết có chính xác không. Nay gửi câu hỏi xin nhà thuốc tư vấn làm sao để biết dấu hiệu nhận biết thận yếu và cách điều trị. Xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho hệ thống Nhà Thuốc Đức Nghĩa.
Thận có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lọc máu, điều hòa thể tích máu, đào thải độc tố cũng như những chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Bởi vậy những bệnh về thận luôn được quan tâm hơn cả, đặc biệt là tình trạng thận yếu. Để có thêm kiến thức y khoa về căn bệnh nguy hiểm này mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
1.Thận yếu là bệnh như thế nào?
Thận yếu hay còn được gọi là suy thận, là hiện tượng thận không thể đảm bảo các chức năng chính của như lọc máu, đào thải độc tố,… trong cơ thể con người. Đây là bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người cao tuổi. Nếu không phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp thì bệnh rất dễ gây biến chứng và để lại hậu quả khôn lường.
2.Dấu hiệu nhận biết thận yếu
Mỗi một loại bệnh thì đều xuất phát từ một hay nhiều nguyên nhân khác nhau, với mỗi nguyên nhân lại tương ứng với các biểu hiện khác nhau. Biểu hiện thường gặp của thận yếu là làm cho người bệnh suy nhược cơ thể, cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, kéo theo một loạt các triệu chứng khác như đau đầu, sụt cân,…
Mất ngủ:
Ngoài ra khó ngủ, hoa mắt, ngủ hay gặp ác mộng cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết. Thực tế người bệnh liên tục bị hoa mắt, đi đứng không vững, mất tập trung. Giấc ngủ không sâu, gặp ác mộng liên tục.
Lúc đầu khi chưa diễn biến phức tạp thì người bệnh thường chủ quan, thờ ơ với các triệu chứng này và cho rằng đó chỉ là biểu hiện của ốm vặt thông thường. Đến khi phát hiện đã ở giai đoạn nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị.
Đau lưng:
Không những vậy, người bị thận yếu còn hay có triệu chứng đau lưng. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận diện ra bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu mà rất nhiều người nhầm lẫn với bệnh đau xương khớp.
Tăng huyết áp:
Người bị thận yếu còn khiến huyết áp không ổn định, đặc biệt là tình trạng tăng huyết áp. Bởi ngoài chức năng lọc máu, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, thận còn có chức năng giữ huyết áp ở mức cân bằng. Khi không hoạt động bình thường, không làm đúng nhiệm vụ, vai trò của mình thì việc cân bằng huyết áp cũng bị ảnh hưởng theo, khiến cho huyết áp tăng. Thận suy, cộng thêm huyết áp không ổn định sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
3.Cách điều trị bệnh thận yếu?
Để chữa trị, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Cũng như biểu hiện ở mỗi người và đưa ra phương pháp, phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp chủ quan, tự ý chữa trị nhà. Khiến cho bệnh không những không khỏi mà còn trở nên phức tạp hơn. Các bệnh về thận đều rất nghiêm trọng, người bệnh không nên tự chữa trị. Mà cần đến bệnh viện, các cơ sở y tế uy tín để điều trị.
Liệu pháp dinh dưỡng:
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thận yếu. Đối với từng thể trạng khác nhau thì sẽ có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn kỹ càng hơn.
Đối với bệnh thận yếu người bệnh không nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm. Như: trứng, sữa, cá, thịt,… và đồ ăn mặn. Với bệnh nhân nhẹ thì vẫn có thể ăn đồ ăn chứa chất đạm. Tuy nhiên chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải.
Liệu pháp sử dụng thảo dược:
Trong dân gian, hay Đông y có một số loại thuốc thảo dược từ thiên nhiên. Có chức năng hỗ trợ điều trị thận yếu rất hiệu quả. Tuy nhiên bệnh nhân tuyệt đối không tự ý điều chế. Hay sử dụng mà phải cần có sự chỉ định cũng như tư vấn từ bác sĩ.
Lọc máu:
Nếu thận quá yếu và điều trị bảo tồn bằng cách điều trị nguyên nhân cơ bản. Thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc không hiệu quả. Thì giải pháp thay thế cuối cùng là lọc máu hoặc ghép thận tùy từng trường hợp.
Với những thông tin “Dấu hiệu nhận biết thận yếu và cách điều trị” mà nhà thuốc chia sẻ trên đây. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về căn bệnh thận yếu. Từ đó có cách phòng tránh, hạn chế hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt, khi bị bệnh, tuyệt đối không chủ quan mà phải được thăm khám. Chẩn đoán và điều trị tích cực để tránh nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và có thêm nhiều kiến thức phòng bệnh và chữa bệnh!
Nguồn: Tổng hợp