Củ mài hay còn gọi là Hoài sơn là một loại thực phẩm. Đồng thời là một vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền suốt hơn 2000 năm qua.
Đặc điểm tự nhiên
Củ mài hay còn gọi là Hoài sơn là một loại thực phẩm. Đồng thời là một vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền suốt hơn 2000 năm qua.
Củ mài là cây dạng dây leo, thân củ. Mỗi củ của củ mài có thể dài lên đến 1m, đường kính củ 2 – 10cm. Xung quanh củ với rất nhiều rễ con. Thân leo góc cạnh nhẵn không có lông. Những nách là có củ còn được gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”. Lá củ mài dạng lá đơn, mọc so le hoặc mọc đối, lá hình trái tim đầu lá nhọn. Phiến lá dài từ 8 – 10cm, rộng khoảng 6 – 8cm, cuống lá dài khoảng 1,5 – 3,5cm. Hoa củ mài đực cái mọc khác gốc, quả khô có ba cạnh. Hoa củ mài xuất hiện vào khoảng tháng 7 – 8, quả xuất hiện vào khoảng tháng 9 – 11.
Củ mài – Món ăn bài thuốc bổ thận
Chứng thận hư thận yếu là thuật ngữ của y học cổ truyền để chỉ tình trạng suy giảm chức năng thận. Dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều lần, chức năng sinh lý yếu…
Củ mài trong Đông y gọi là Hoài sơn là một vị thuốc bổ có vị ngọt, tính bình vào các kinh tỳ, vị, phế, thận (tụy, dạ dày, phổi, thận). Có tác dụng ích thận khí, bổ dưỡng tỳ vị phế và thận, thanh nhiệt. Củ mài dùng để điều trị các bệnh: thận dương kém, dương sự yếu, đi tiểu đục, tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng.
Lưu ý khi dùng củ mài (hoài sơn)
Vị thuốc Hoài sơn khá an toàn cho tất cả mọi người. Nhưng nếu đang uống các loại thuốc chữa bệnh khác. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ có thể xuất hiện.
Vị thuốc Hoài sơn không có chứa hoạt chất estrogen. Nhưng hoài sơn có các đặc điểm giống estrogen. Nên nếu có đang sử dụng các liệu pháp thay thế hormone, thuốc tránh thai hay các hormone… thì cần lưu ý. Với các bệnh nhân bị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng… cần thận trọng trong khi sử dụng.
Từng người với các mục đích sử dụng khác nhau hoặc mắc các bệnh lý khác nhau liều dùng Hoài sơn sẽ khác nhau. Thông thường liều dùng từ 12 – 20g dùng thuốc sắc hoặc tán bột. Hoài sơn có thể sử dụng cùng các vị thuốc khác hoặc có thể chế biến thành món ăn như bánh củ mài, củ mài hấp, cháo củ mài,…
Hy vọng bài viết Củ mài – Món ăn bài thuốc bổ thận đã giúp bạn đọc khám phá ra thêm công dụng tuyệt vời của loại củ bình dân này.
Cần tư vấn hãy liên hệ Dược Sĩ để được tư vấn nhé.
Nguồn: Tổng hợp