Chế Độ Ăn Uống Và Lối Sống Dành Cho Người Bệnh Gan Nhiễm Mỡ

Chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ

Câu Hỏi:

Chào nhà thuốc, tôi bị gan nhiễm mỡ nhẹ, xin hỏi chế độ ăn uống cần kiêng gì và nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh. Tôi xin cảm ơn.

Trả Lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa.

Chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai quan trọng trong việc giúp người bệnh đẩy lùi tình trạng gan nhiễm mỡ.

Một số loại thực phẩm giúp điều trị gan nhiễm mỡ, trong khi một số loại khác có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Lối sống khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quyết định giúp phòng ngừa gan nhiễm mỡ.

Để thực hiện điều này, người bệnh cần xây dựng một thực đơn giúp hạn chế tình trạng tích tụ mỡ ở gan.

1. Người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn ít carbohydrate

Người bệnh gan nhiễm mỡ cần hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, cơm trắng, bánh mì…

vì đây là những thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột. Khi chức năng gan bị suy giảm¸ lượng carbohydrate dư thừa

sẽ không được chuyển hóa hết tạo thành gánh nặng cho gan. Lúc này, nên thay thế các loại tinh bột như cơm trắng,

bún, phở, bánh mì ăn thường xuyên bằng gạo lứt, bánh mì nguyên cám…

Tăng cường rau xanh là thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ, có tác dụng kích thích nhu động ruột,

giảm nguy cơ táo bón và hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch. Nguồn vitamin A và vitamin E dồi dào trong rau quả

có thể làm giảm nguy cơ tích tụ mỡ trong gan.

ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên (Hội Dinh dưỡng Lâm sàng TP.Hồ Chí Minh) cho biết, mỗi ngày mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh,

200g quả chín tươi. Một số loại rau có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ trong gan như: đậu Hà Lan, cà chua tươi chín,

ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối, nấm hương…

 

Muốn hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chớ bỏ qua rau xanh
Rau xanh hỗ trợ giảm mỡ máu

2. Ăn đủ lượng protein mỗi ngày

Người bị gan nhiễm mỡ cần phải được cung cấp đủ lượng protein mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo,

lượng protein cần thiết là khoảng 1.2-1.5g/mỗi kg trọng lượng cơ thể. Khi được cung cấp đủ protein sẽ giúp gan hoạt động hiệu quả,

cân bằng lượng đường trong máu ổn định, hỗ trợ giảm cân, giảm cảm giác đói và thèm ăn vặt.

Protein (chất đạm) là một trong những nhóm dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với việc đảm bảo năng lượng cho cơ thể.

Tuy nhiên, người bệnh gan nhiễm mỡ nên lựa chọn nguồn protein phù hợp. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động của cơ thể

mà vẫn có thể duy trì cân nặng hợp lý. Một số nguồn protein mà người bệnh nên bổ sung đó là thịt gia cầm, cá, lòng trắng trứng, hải sản, các loại đậu…

3. Bổ sung chất béo tốt

Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường có tình trạng kháng insulin. Điều đó có nghĩa là cơ thể tạo ra insulin

nhưng không thể sử dụng nó tốt. Glucose tích tụ trong máu và gan biến nó thành chất béo.

Tuy nhiên, một số chất béo từ những thực phẩm trong chế độ ăn uống có thể giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn.

Điều đó có nghĩa là các tế bào có thể hấp thụ glucose và gan không cần phải tạo ra và lưu trữ chất béo.

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên tăng cường các thực phẩm giàu axit béo omega-3 như các loại cá béo (cá thu, cá ngừ, cá trích…).

Dầu cá, dầu thực vật, các loại hạt (đặc biệt là quả óc chó), hạt lanh và dầu hạt lanh, các loại rau lá xanh.

Ngoài ra, có thể bổ sung nguồn chất béo không bão hòa đơn có nguồn gốc thực vật như ô liu, các loại hạt và quả bơ.

4. Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng giúp điều trị hiệu quả

4.1 Hạn chế mỡ động vật

Người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng mỡ động vật, thay vào đó có thể sử dụng các loại dầu thực vật như dầu lạc,

dầu vừng, dầu ô liu… Những loại dầu này chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan.

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status