Chảy máu chân răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Câu hỏi: 

Gần đây, tôi hay bị chảy máu chân răng, xin hỏi đó có thể điều trị bằng cách nào? Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa.

Chảy máu chân răng là bệnh lý răng miệng rất thường gặp trong nha khoa. Biểu hiện của tình trạng này là nướu răng bị sưng đỏ, đau và chảy máu.

Trong một số trường hợp, lợi có thể bị tách ra khỏi răng, hình thành ổ mủ, răng bị lung lay, hơi thở có mùi khó chịu.

Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của những bệnh sau:

Viêm nướu răng

Khi các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ ở đường viền nướu, bám chắc vào bề mặt răng không được làm sạch sẽ

gây ra tình trạng viêm nhiễm, cùng với đó là hiện tượng chảy máu chân răng.

Viêm nha chu

Viêm nướu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành viêm nha chu. Tình trạng này có thể gây tổn thương đến mô xương và làm mất răng.

Viêm Nha Chu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Thiếu vitamin

Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, K sẽ làm tăng nguy cơ chân răng bị chảy máu. Bởi vì hai loại vitamin này có tác dụng chữa lành tổn thương,

củng cố xương răng, đồng thời giúp máu đông đúng cách. Chính vì thế, nếu bạn thường xuyên bị chảy máu chân răng có thể cơ thể bạn đang bị thiếu vitamin.

Bệnh tiểu đường

Bị sưng nướu, chảy máu chân răng cũng có thể là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 1 hoặc 2.

Nguyên nhân là do, lượng đường trong cơ thể cao khiến vết thương trong khoang miệng khó chữa lành, khiến máu chảy nhiều.

Ngoài ra, chảy máu chân răng còn là triệu chứng của một số loại bệnh khác như: Bệnh bạch cầu, máu khó đông, suy giảm tiểu cầu,…

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chân răng bị chảy máu, nhưng thường được chia thành 2 nhóm chính đó là:

Do chăm sóc răng miệng không đúng cách

Mảng bám tích tụ trên răng

Khi bạn đánh răng không đúng cách, các mảnh vụn bám chắc vào răng không được làm sạch sẽ tích tụ ở đường viền nướu

gây ra viêm nhiễm, chảy máu chân răng. Nếu không được chữa trị kịp thời, chảy máu lợi có thể dẫn đến bệnh nha chu, mất răng và tiêu xương hàm,…

Sử dụng bàn chải lông cứng

Các mô mềm trong khoang miệng rất dễ bị tổn thương. Chính vì thế lông bàn chải cứng có thể làm xước,

rách nướu gây ra tình trạng chảy máu chân răng.

Dùng chỉ nha khoa sai cách

Nếu bạn sử dụng chỉ nha khoa để lấy các mảnh vụn kẹt giữa kẽ răng không đúng cách sẽ rất dễ làm chỉ cắt vào nướu răng và gây chảy máu.

Cơ thể bị suy dinh dưỡng

Cơ thể thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất là một trong những nguyên nhân khiến chân răng bị chảy máu.

Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, khó thở nếu thiếu vitamin C.

10 rau quả hàng đầu giàu vitamin C

 

Sử dụng thuốc

Dùng thuốc làm loãng máu sẽ khiến máu khó đông hơn, nên sẽ khi chân răng bị tổn thương bạn sẽ thấy máu chảy nhiều.

Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố, sốt xuất huyết, ung thư miệng, thiếu máu hay nhiễm trùng,… cũng là nguyên nhân gây chảy máu răng.

Cách điều trị bệnh chảy máu chân răng

Để điều trị bệnh chảy máu chân răng, cách tốt nhất là bạn nên đến nha sĩ để được thăm khám.

Ngoài ra bạn cũng hãy xây dựng cho mình chế độ chăm sóc răng miệng và ăn uống khoa học, chẳng hạn như:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, hôi miệng, chảy máu chân răng,… là do cao răng tích tụ.

Chính vì thế bạn nên đánh răng thường xuyên 2 lần mỗi ngày để làm sạch mảng bám.

Đồng thời sử dụng chỉ nha khoa cũng là cách loại bỏ thức ăn giữa kẽ răng hiệu quả.

Sử dụng nước súc miệng

Dùng dung dịch súc miệng có chứa thành hydrogen peroxide sẽ giúp cải thiện sức khỏe răng, lợi và hỗ trợ cầm máu.

Chườm đá

Nếu mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương và chảy máu do đánh răng không đúng cách hay va đập mạnh,

chườm đá lạnh để cầm máu, giảm sưng đau.

Không hút thuốc lá

Trên thực tế, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh nướu răng, chảy máu chân răng.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học đầy đủ các loại dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C, K sẽ giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng chảy máu chân răng.

Tìm hiểu thêm viên uống vitamin C DHC tại đây.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status