Khi nhắc đến Xyanua, nhiều người sẽ cảm thấy sợ hãi khi đây là loại hóa chất được xếp vào nhóm cực độc nên rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Thế nhưng, loại hóa chất này vẫn được dùng ở mức cho phép trong việc sản xuất giấy, dệt may, nhựa hay dùng để diệt sâu bệnh, sâu bọ. Do đó việc hiểu rõ về chất độc này sẽ giúp bạn cảnh giác và biết cách bảo vệ bản thân cũng như gia đình mình.
1. Xyanua là chất gì?
Xyanua hay là Cyanide là hóa chất cực độc nguy hiểm đến tính mạng con người và rất dễ bắt gặp trong tự nhiên. Xyanua có thểtồn tại ở thể khí không màu như hydro xyanua (HCN), xyanua clorua (CNCl) hoặc dạng tinh thể như kali xyanua (KCN), natri xyanua (NaCN).
Về mùi vị, Xyanua được mô tả là có mùi giống như “hạnh nhân đắng”, nhưng đôi khi là không mùi, do đó rất khó có thể phân biệt được với các hóa chất khác. Điều đặc biệt nguy hiểm là Xyanua có thể được tìm thấy trong tự nhiên từ các thực phẩm như sắn (khoai mì), hạnh nhân, đậu lima chưa được sơ chế kỹ, hay có trong hạt trái cây như đào, táo, mơ.Bên cạnh đó, Cyanide còn được tìm thấy trong khói thuốc lá, khói đám chay hay trong các sản phẩm dệt may, sản xuất giấy, nhựa, thuốc trừ sâu.
2. Dấu hiệu và triệu chứng ?
Khi bị ngộ độc Xyanua, nạn nhân thường trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là kích động, thở gấp, lú lẫn và cảm thấy kích động. Tiếp theo, nạn nhân sẽ khó thở, co giật và huyết áp giảm. Cuối cùng, nạn nhân sẽ bị hôn mê sâu, trụy tim, mất phản xạ và có thể dẫn đến tử vong.
Con người có thể nhiễm Xyanua khi tiếp xúc ở lượng nhỏ do hít phải, tiếp xúc qua da hay ăn phải thực phẩm, những dấu hiệu và triệu chứng sẽ diễn ra trong vài phút bao gồm: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, thở gấp, nhịp tim đập nhanh, cơ thể yếu ớt, bồn chồn.
Nếu tiếp xúc một lượng lớn Xyanua sẽ có các triệu chứng nguy hiểm hơn như:
- Tinh thần mất ý thức
- Huyết áp giảm
- Chấn thương phổi
- Co giật
- Nhịp tim đập chậm lại
- Suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
Ngay khi phát hiện người bị ngộ độc Xyanua, chúng ta cần ngay lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để có biện pháp cấp cứu kịp thời. Bởi nếu không được sơ cứu, chữa trị kịp thời trong vòng 2 giờ sẽ có nguy cơ tử vong cao.
Đức Nghĩa Pharmacy hy vọng thông tin này sẽ hữu ích đến bạn.
Nguồn: Báo Dân trí, báo Pháp luật