Suy thận ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Thậm chí có rất nhiều người trẻ đi khám đã mắc suy thận giai đoạn cuối. Các dấu hiệu cảnh báo suy thận là gì?
Hiện nay có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đi thăm khám do mệt mỏi và được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối. Bệnh suy thận thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Do các tổn thương âm thầm, ít có biểu hiện. Do vậy người bệnh dần dần sẽ thích nghi với các biểu hiện này hoặc có tâm lý chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo. Thông thường, rất ít người bệnh phát hiện được suy thận ở giai đoạn sớm.
Nguyên nhân gây suy thận
Suy thận là hậu quả của rất nhiều bệnh. Một trong những nguyên nhân khiến bệnh suy thận ngày càng gia tăng. Là các bệnh lý chuyển hóa ngày càng nhiều trong đó có đái tháo đường, tăng huyết áp, gout… Bên cạnh đó còn do thói quen sử dụng thuốc không hợp lý như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh. Đặc biệt là các trường hợp bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc đông y, thuốc không rõ nguồn gốc. Sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Thực phẩm chức năng hầu hết là do bệnh nhân tự ý sử dụng.
Ngoài ra còn có bệnh lý đường tiết niệu dẫn tới suy thận như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi tiết niệu… Một số bệnh lý di truyền như thận đa nang, bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, bệnh lý cầu thận…
Lối sống không lành mạnh như ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn. Ăn uống thừa năng lượng, lạm dụng chất kích thích, ít vận động… Cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm gia tăng tình trạng trẻ hóa bệnh lý suy thận.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận
Suy thận đang có xu hướng trẻ hóa. Và người bệnh có tâm lý chủ quan bỏ qua các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Do vậy, người bệnh cần lưu ý một số dấu hiệu cảnh báo suy thận. Thận có ba chức năng chính bao gồm: đào thải nước, đào thải chất độc, sản xuất một số nội tiết tố.
Khi chức năng thận suy giảm người bệnh có thể có một số dấu hiệu sau:
– Do các độc tố tích tụ trong cơ thể thận không đào thải hết cơ thể có các dấu hiệu:
+ Mệt mỏi đôi khi chỉ thoáng qua, suy nhược cơ thể, chán ăn
+ Khó ngủ, khó tập trung làm việc
+ Buồn nôn, nôn
– Thiếu máu do thận bình thường sản xuất erythropoietin kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu sẽ có các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược
– Biểu hiện của việc mất cân bằng điện giải, khoáng chất: da khô, ngứa, chuột rút
– Khi dịch tích tụ trong cơ thể sẽ gây phù, phát hiện ấn lõm trên nền cứng mắt cá chân, mặt trước cẳng chân. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân, khó thở, đau ngực
– Rối loạn tiểu tiện, tiểu máu, nước tiểu có bọt
– Giảm khả năng tình dục
Điều trị bệnh suy thận
Hiện nay bệnh suy thận không thể điều trị khỏi hoàn toàn được. Tuy nhiên có thể lựa chọn các phương pháp điều trị nhằm làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Hạn chế bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối phải điều trị thay thế.
Bệnh nhân suy thận không nên quá bi quan bởi hiện tại với các tiến bộ trong y tế. Bệnh nhân có thể được dùng các phương pháp thay thế như lọc máu, lọc màng bụng, ghép thận… để kéo dài sự sống.
Cách tốt nhất là bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, giảm muối đường trong khẩu phần ăn. Thường xuyên vận động, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì sức khỏe tổng thể. Đồng thời, hãy kiểm tra sức khỏe 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định.
Liên hệ Dược Sĩ Đức Nghĩa tư vấn tại đây.
Nguồn: Tổng hợp