CÂU HỎI:
Nhà thuốc ơi, hãy tư vấn cách phòng bệnh viêm mũi họng khi giao mùa đi ạ. Cảm ơn Nhà Thuốc.
TRẢ LỜI:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Đức Nghĩa Pharmacy.
Thời tiết giao mùa là thời điểm thuận lợi gây nên bệnh viêm mũi họng. Trong đó, người già, trẻ em và những người đang mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính (amidan, hen phế quản) là đối tượng dễ bị “tấn công” nhất. Dược sĩ Đức Nghĩa sẽ giúp bạn tìm hiểu những cách phòng ngừa các bệnh viêm mũi họng khi giao mùa nhé.
Cẩn thận với bệnh viêm mũi họng
Theo các chuyên gia, thời tiết mùa đông sang xuân là khoảng thời gian không khí mang theo nhiều hơi lạnh và hanh khô, độ ẩm thay đổi liên tục. Làm tổn thương niêm mạc mũi họng bất cứ khi nào. Hơn nữa thời điểm này các virus, vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập khi hít thở. Đó là lý do khiến cho các bệnh lý tai mũi họng thường gặp hơn trong dịp này.
Các bệnh lý tai mũi họng thường gặp khi thay đổi thời tiết. Như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm mũi họng cấp…Đi kèm với nó là các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, sốt,…. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.
Do đó, khi phát hiện bản thân hoặc người thân có những triệu chứng trên. Chúng ta nên đi khám và điều trị bệnh sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Và phòng tránh tái phát.
Biện pháp đối phó với viêm mũi họng
Bệnh viêm mũi họng khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 – 4 ngày. Nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn.
Để cải thiện và phòng tránh viêm mũi họng do thay đổi thời tiết. Người bệnh cần có biện pháp bảo vệ mũi, họng, ngăn virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể để tăng cường miễn dịch đường hô hấp.
– Với viêm mũi họng do virus không cần thiết phải điều trị bằng kháng sinh. Mà có thể dùng một số thuốc như thuốc giảm ho, giảm đau họng, chống ngạt mũi và xịt rửa mũi.
– Với nguyên nhân do vi khuẩn hoặc do virus nhưng xuất hiện tình trạng bội nhiễm. Cần điều trị với kháng sinh liều phù hợp, thuốc thông mũi, thuốc giảm ho, thuốc hạ sốt…
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số cách để giảm các triệu chứng. Cũng như việc không phụ thuộc vào thuốc như: súc họng với nước muối, xông hơi, uống nước mật ong pha ấm, ngậm chanh đường mật ong… và nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước khi bị bệnh.
Đặc biệt với trẻ em, người cao tuổi, cơ thể cần giữ ấm vào mùa đông, bổ sung chế độ dinh dưỡng tốt để tăng sức đề kháng. Hạn chế tiếp xúc những người đang bị ốm như cảm cúm hay các bệnh viêm mũi họng. Chú ý khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào để tránh diễn tiến nặng nguy hiểm tới sức khoẻ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thểm thông tin bổ ích. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Liên hệ Dược Sĩ Đức Nghĩa tư vấn tại đây.
Nguồn: Tổng hợp