Câu hỏi: Cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn ngày Lễ
Kỳ nghỉ lễ này cả nhà tôi có đi du lịch ở biển và có ăn uống nhiều loại hải sản tươi sống, trong đó có món gỏi cá sống. Sau khi ăn xong nửa đêm chồng tôi có bị đau bụng và nôn ói. Tôi đã đưa chông đi cấp cứu và hiện tại sức khỏe đã ổn định.
Tôi gửi câu hỏi này với mong muốn nhà thuốc có thể giải đáp những cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn để tôi có cách xủ lý kịp thời nếu không thể đến bệnh viện.
Xin cảm ơn.
Trả lời: Cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn ngày Lễ
Cảm ơn bạn đã tin tưởng vfa lựa chọn Dược sĩ nhà thuốc Đức Nghĩa là nơi tư vấn.
Mỗi dịp lễ đến là cơ hội để mọi người tụ họp, quây quần bên những bữa cơm hay tiệc tùng với các món ăn và thức uống ngon miệng. Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn trong đó và có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Hôm nay theo chân nhà thuốc đi tìm câu trả lời nhé.
1.Ngộ độc thức ăn là gì?
Ngộ độc thực phẩm là một căn bệnh xuất hiện khi bạn ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Đó là những thực phẩm chứa vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng như salmonella hoặc Escherichia coli (E. coli) và vi rút norovirus…
Đây là bệnh thường không quá nghiêm trọng và có thể người bệnh sẽ tự khỏi trong vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp có biến chứng quá nghiêm trọng có thể dẫn đến hậu quả khó lường
2.Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thức ăn
-
Do vi khuẩn:
Với các thực phẩm như rau, quả, ngũ cốc… thì các loại vi khuẩn như Bacillus cereus, Campylobacter fetus hoặc yersinia enterocolitica là nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm.
-
Vi rút:
Một số vi rút gây ra viêm ruột như Virus Norwalk, Rotavirus, Adenovirus đường ruột khi đạt đến một số lượng quá nhiều sẽ gây nên bệnh viêm dạ dày, viêm ruột.
-
Ký sinh trùng:
Những thực phẩm bẩn có chứa ấu trùng hay kén amip thường xuất hiện trong các rau quả tươi sống, nước lã và dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
-
Nguồn nước không sạch:
Các vi khuẩn có trong nguồn nước bẩn như E.coli, C.fetus, Vibrio Cholerae… là những nguyên nhân gây ra ngộ độc.
-
Đồ ăn nấu không chín kỹ:
Thực phẩm thường được bảo quản không cẩn thận, trong quá trình vận chuyển hay tích trữ thì một số loại vi khuẩn tụ cầu thường lây lan như C.perfringens, Salmonella. Hơn nữa, thức ăn nấu chín không kỹ, không đủ nhiệt độ sẽ khiến vi khuẩn tích tụ đến một mức nhất định và gây bệnh cho cơ thể.
-
Hóa chất trong thực phẩm:
Bao gồm các chất như phụ gia, chất bảo quản, chất tạo mùi vị kết hợp với các hóa chất độc hại đã có sẵn trong thực phẩm trước đó như thuốc trừ sâu, đồng vị phóng xạ và các kim loại nặng khiến cơ thể chúng ta dễ bị ngộ độc.
3.Triệu chứng ngộ độc thức ăn
Các triệu chứng ngộ độc thức ăn thường xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi ăn. Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện chỉ sau vài giờ. Các triệu chứng chính bao gồm:
- Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa.
- Tiêu chảy (có thể đi ngoài ra máu).
- Đau bụng, thiếu năng lượng.
- Sốt, ớn lạnh.
- Đau cơ.
4.Cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn
Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm sẽ tự khỏi và bạn không cần phải đến bác sĩ. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo để xử lý khi bị ngộ độc.
-
Bù nước cho bệnh nhân:
Cố gắng bổ sung nhiều nước để tránh việc cơ thể mất nước và nghỉ ngơi cho đến khi khỏe lại. Bổ sung nước có chứa các chất điện giải như Natri. Kali và Canxi để duy trì sự cân bằng chất lỏng sau nôn mửa và tiêu chảy.
-
Dùng thuốc:
Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra thì bạn sẽ được kê thuốc kháng sinh và các loại thuốc chống ký sinh trùng khác. Tuy nhiên, tất cả phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ.
-
Thêm men vi sinh vào bữa ăn:
Probiotics là “vi khuẩn tốt” giúp kiểm soát quần xã sinh vật trong đường ruột của bạn. Uống men vi sinh giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng và củng cố đường ruột của bạn.
5.Phòng ngừa ngộ độc thức ăn
Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là đảm bảo được các tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm từ bước lưu trữ, xử lý và chế biến thực phẩm.
Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Scotland (FSS) khuyên bạn nên ghi nhớ 4C:
- Làm sạch (cleaning)
- Nấu chín (cooking)
- Đông lạnh (chilling)
- Tránh lây nhiễm chéo (cross-contamination): để thức ăn, nguyên vật liệu đã hỏng. Ôi thiu gần các thực phẩm còn tươi sống. Khi ăn các thực phẩm tươi sống đó sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Bên cạnh đó, bạn nên xem hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản trên bao bì. Để biết cách bảo quản đúng và hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc.
Nhà thuốc vừa chia sẻ với bạn cách xử lý và phòng ngừa ngộ độc ngày lễ. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!
Đừng bỏ lỡ chương trình LỄ LỚN SALE THẬT đang có trên Shopee Nhà Thuốc Đức Nghĩa.