Câu hỏi:
Xin chào nhà thuốc, gần đây mình có các triệu chứng như trào ngược sau khi ăn và hay đau bụng và tức ngực. Đặc biệt lần gần nhất mình đi ngoài có máu tươi, mình có lên mạng tìm hiểu thì có nhiều triệu chứng của bệnh xuất huyết tiêu hóa. Vậy các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa là gì? Xin nhà thuốc tư vấn giúp mình.
Trả lời:
Dược sĩ hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa cảm ơn câu hỏi của bạn. Cùng nhà thuốc giải đáp cho bạn qua bài viết sau đây.
Xuất huyết đường tiêu hóa là triệu chứng của nhiều bệnh rối loạn hệ tiêu hóa, bao gồm trào ngược, loét và ung thư. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của hệ thống tiêu hóa. Chảy máu có thể nhẹ và liên tục hoặc xảy ra đột ngột và đe dọa đến tính mạng.
1.Xuất huyết đường tiêu hóa là gì?
Xuất huyết đường tiêu hóa là một triệu chứng ở đường tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, tá tràng, ruột già hoặc ruột kết, trực tràng, hậu môn bị chảy máu do một tổn thương nào đó.
Xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong đường tiêu hóa. Nếu xuất huyết xảy ra trong thực quản, dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (tá tràng) thì đó được gọi là xuất huyết tiêu hóa trên. Nếu xuất huyết ở phần dưới ruột non, ruột già, trực tràng hoặc hậu môn thì được gọi là xuất huyết tiêu hóa dưới..
2.Các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết đường tiêu hóa thường có các biểu hiện bao gồm:
- Phân lẫn máu, phân sẫm màu
- Lau giấy có dính máu
- Nôn ra máu
- Xanh xao
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Đau ngực
- Đau bụng
- Vã mồ hôi, chân tay yếu
- Tụt huyết áp, ngất xỉu nếu xuất huyết trầm trọng
Vị trí chảy máu có thể ảnh hưởng đến những dấu hiệu bạn nhận thấy:
Nếu nó đến từ trực tràng hoặc phần dưới của đại tràng, máu đỏ tươi sẽ bao phủ hoặc trộn lẫn với phân. Phân có thể lẫn máu sẫm màu hơn nếu máu chảy nhiều hơn ở đại tràng hoặc ở đoạn cuối của ruột non.
Khi có chảy máu ở thực quản, dạ dày hoặc tá tràng (một phần của ruột non), phân thường có màu đen, hắc ín và có mùi rất hôi. Chất nôn có thể có màu đỏ tươi hoặc giống như “bã cà phê” khi chảy máu từ thực quản, dạ dày hoặc tá tràng.
Nếu chảy máu ẩn, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về màu sắc của phân.
Tuy nhiên, một số loại thuốc, chẳng hạn như sắt, bismuth và thuốc kháng sinh cefdinir, và một số thực phẩm, chẳng hạn như củ cải đường, có thể khiến phân có màu đỏ hoặc đen. Vì vậy, khi thấy phân đổi màu hãy kiểm tra các loại thuốc bạn đang dùng trước nhé.
3.Điều trị xuất huyết tiêu hóa bằng cách nào?
Trong điều trị xuất huyết tiêu hóa chủ yếu tuân theo nguyên tắc bảo vệ đường hô hấp, bù dịch, truyền máu (trong trường hợp mất máu nhiều); kết hợp dùng thuốc. Một số trường hợp cần nội soi hoặc nút mạch.
4.1.Bảo vệ đường hô hấp
Xuất huyết tiêu hóa trên có thể gây nguy cơ tàn phế hoặc tử vong nếu hít phải máu. Để tránh rủi ro này, những bệnh nhân có phản xạ nôn kém, bị hôn mê hoặc mất ý thức hoặc nội soi dạ dày cần được xem xét áp dụng phương pháp đặt nội khí quản giúp thở.
4.2. Bù dịch và truyền máu
Người bệnh bị hạ huyết áp hoặc xuất huyết tiêu hóa nhiều cần được bù dịch. Thông qua đường tĩnh mạch càng sớm càng tốt. Một kim lớn sẽ được cắm vào mạch máu nơi khuỷu tay để truyền dịch. Với dung lượng trung bình từ 500-1000ml nước muối sinh lý và ở trẻ em tối đa là 2 lít (20 ml/kg).
Ngoài ra, đối với các trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, người bệnh cần được truyền máu.. Tuy nhiên, đối với các trường hợp mắc bệnh mạch vành. Suy tim mãn, người cao tuổi, trẻ em, việc truyền máu. Nên được xem xét cẩn trọng để tránh các biến chứng.
4.3.Thuốc
Đối với xuất huyết tiêu hóa trên, người bệnh được dùng thuốc ức chế bơm proton đường tĩnh mạch (PPI) để điều trị.
Đối với các trường hợp xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch trong bệnh lý xơ gan, người bệnh nên được dùng thuốc co mạch tạng. .
4.4.Cầm máu
Khoảng 80% bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa có thể tự cầm máu. Song 20% trường hợp còn lại cần có biện pháp điều trị đặc hiệu. Việc điều trị phụ thuộc vào vị trí bị chảy máu và cần được tiến hành từ sớm. Để giảm thiểu nguy cơ tử vong, đặc biệt ở người cao tuổi.
4.Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa như thế nào?
Đối với việc chăm sóc người bị xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ khuyên người bệnh nên:
Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng: Người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi. Tĩnh dưỡng, tránh căng thẳng tinh thần và thể chất.
Vận động nhẹ nhàng: Người bệnh chỉ nên đi lại nhẹ nhàng khi vết thương đã bắt đầu ổn định; Không nên di chuyển nhiều hoặc vận động mạnh.
Chế độ ăn: Người bệnh nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa như súp. Cháo loãng, canh hầm nhừ, uống sữa. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tránh ăn quá no gây áp lực lên ống tiêu hoá.
Tóm lại, với những gì nhà thuốc chia sẻ hy vọng tất cả độc giả sẽ biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính bản thân gia đình và người thân xung quanh mình. Đừng quên để ý những triệu chứng của bệnh để có biện pháp can thiệp nhanh chóng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề nào về sức khỏe hãy liên hệ ngay với chúng tôi TẠI ĐÂY.