Các cấp độ tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp thường diễn tiến rất lặng lẽ với những triệu chứng mơ hồ hoặc không có biểu hiện gì cụ thể. Chính vì vậy, nhóm đối tượng dễ bị tăng huyết áp, chẳng hạn như người trung niên và cao tuổi, lao động nhiều hay thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nên chủ động theo dõi huyết áp của bản thân thường xuyên và đều đặn. Và bạn đã biết các cấp độ tăng huyết áp không?

Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu trong lòng động mạch khi tim thực hiện chức năng bơm máu cung cấp cho các cơ quan. Thông qua thiết bị đo huyết áp, có thể dễ dàng biết được mức độ áp lực của dòng máu trong cơ thể con người. Khi nói về huyết áp, thường dùng một số thuật ngữ y khoa phổ biến sau:

  • Huyết áp tâm thu: Đây là áp lực trong lòng động mạch khi tim bơm máu ra ngoài. Chỉ số tối đa này xuất hiện đầu tiên hoặc nằm ở bên trên phần kết quả của thiết bị đo.
  • Huyết áp tâm trương: Đây là áp lực lúc nghỉ của động mạch giữa các lần bơm máu. Chỉ số tối thiểu này ở vị trí thứ 2 hoặc số nằm bên dưới phần kết quả của thiết bị đo.
  • Đơn vị mmHg: Đây là đơn vị đo huyết áp. Viết tắt của từ milimet thủy ngân.

Tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu biểu hiện ở mức ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Có hai loại tăng huyết áp chính là:

  • Tăng huyết áp nguyên phát: Còn gọi là tăng huyết áp vô căn. Xảy ra phổ biến ở người trưởng thành và không rõ nguyên nhân. Chỉ âm thầm phát triển theo thời gian.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Cao huyết áp do nguyên nhân từ tim mạch, bệnh lý hoặc lối sống. Dù chỉ chiếm khoảng 10% các trường hợp, tăng huyết áp thứ phát diễn tiến nhanh và nghiêm trọng hơn.

Tăng huyết áp có mấy cấp độ?

Các cấp độ tăng huyết áp

Ngưỡng chẩn đoán bệnh huyết áp cao có thể dao động nhẹ. Tùy theo từng cách đo huyết áp khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào trị số huyết áp có được sau khi đo huyết áp đúng quy trình. Được thực hiện bởi cán bộ y tế, phân độ huyết áp được chia thành các cấp như sau:

  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120 – 129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80 – 84 mmHg.
  • Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80 – 89 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg.

Trong trường hợp huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng chung phân độ như trên. Thì ưu tiên chọn mức cao hơn để xếp loại. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được phân cấp độ căn cứ theo mức dao động của huyết áp tâm thu.

Tăng huyết áp có mấy cấp độ?

Lưu ý với người bệnh bị tăng huyết áp

Ngoài kiểm tra chỉ số huyết áp tại cơ sở y tế. Người bệnh cũng có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân thông qua máy đo huyết áp tự động 24 giờ. Hay tự đo huyết áp tại nhà. Cần lưu ý là nên nghỉ ngơi hoặc ngồi yên trước khi đo 5 phút để có được kết quả chính xác nhất. Cũng có thể đo 2 lần để chắc chắn hơn. Nếu thấy trị số huyết áp chênh lệch nhiều so với thường ngày.

Huyết áp trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 180/110 mmHg là cực cao (tăng huyết áp độ 3). Cần phải được can thiệp y tế khẩn cấp. Nếu có xuất hiện thêm bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào. Như đau tức ngực, đau đầu, thở gấp hoặc choáng váng thì bệnh nhân nên đến khoa cấp cứu ngay để được bác sĩ kiểm soát kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status