Bệnh Vảy Nến Có Chữa Khỏi Không, Cách Phòng Ngừa Thế Nào?

Câu hỏi:

Bệnh Vảy Nến Có Chữa Khỏi Không?

Chào nhà thuốc, tôi bị vảy nến da đầu lâu nay, xin hỏi có thể điều trị bằng cách nào và có thể chữa khỏi được không?

Trả lời:

Bệnh Vảy Nến Có Chữa Khỏi Không?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa.

Vảy nến là một bệnh ngoài da được cho là có liên quan đến rối loạn trong hệ miễn dịch và có yếu tố di truyền. Bệnh không gây nguy hiểm, nhưng khó điều trị, dễ tái phát làm bệnh nhân khó chịu, mất tự tin.

1. Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da hay gặp ở nước ta. Bệnh gây ra những mảng da đỏ, ngứa ngáy, có vảy và thường xuất hiện ở những vùng da như đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu. Đây là một bệnh lý mạn tính khó chữa và rất hay tái phát.

Bệnh thường có các đợt bùng phát triệu chứng kéo dài trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, sau đó sẽ thuyên giảm, nhiều khi không có biểu hiện trong một thời gian.

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Đến nay vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng là bệnh có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Theo đó, các tế bào lympho T trong cơ thể có thể nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh là kẻ thù và tấn công, làm chúng bị tổn thương.

Các yếu tố thuận lợi gây ra bệnh:

Di truyền: Vảy nến khởi phát sớm thường bắt gặp ở độ tuổi từ 16 đến 22 có diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân, được xác định là có liên quan chặt chẽ tới yếu tố di truyền; Vảy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi từ 57 đến 60 thường nhẹ hơn, khu trú hơn và ít liên quan đến yếu tố di truyền.

Yếu tố ngoại sinh: Chịu tác động của yếu tố môi trường. Các yếu tố ngoại sinh làm khởi phát bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng hoặc làm bệnh nặng thêm như:

  • Chấn thương
  • Stress kéo dài
  • Bỏng nắng
  • Phẫu thuật
  • Dùng thuốc: một số loại thuốc như corticosteroid, beta blockers,… nếu sử dụng một thời gian dài sẽ có thể gây bệnh vảy nến;
  • Nhiễm trùng da

Bệnh vảy nến có gây ngứa không và điều trị thế nào? | Vinmec

3. Triệu chứng bệnh vảy nến

Dấu hiệu điển hình của bệnh vảy nến là da bị thương tổn và đóng thành dạng vảy trắng. Người bệnh cũng xuất hiện các triệu chứng khác ở móng, khớp và niêm mạc,…

Triệu chứng ở da:

  • Vùng da có bệnh bị ửng đỏ, có vảy trắng với khác biệt rõ ràng với vùng da lành.
  • Kích thước có thể to hoặc nhỏ, mang hình hình tròn, bầu dục hoặc hình vòng cung.
  • Da khô ráp và tróc vảy, da tổn thương đau rát, chảy máu khi gãi hoặc cọ sát với ngoại vật.

Ở móng:

  • Móng chân, móng tay có lớp sừng dày.
  • Xuất hiện các vết chấm lõm ở mặt móng, vân ngang và có màu móng trắng đục
  • Có hiện tượng bong móng

Biểu hiện ở khớp:

  • Thường xuất hiện ở các vùng khuỷu tay, đầu gối và mắt cá chân…
  • Bệnh vảy nến gây đau khớp, viêm một khớp hoặc đa khớp. Khi bệnh tiến triển nặng mà không được điều trị, người bệnh sẽ bị mất vôi ở đầu xương, sụn bị hủy hoại kèm theo tổn thương xương, dính khớp.

Triệu chứng ở niêm mạc:

  • Phổ biến nhất là tình trạng vảy nến niêm mạc quy đầu. Vùng da thương tổn có màu hồng đỏ và không thâm nhiễm, không đóng vảy.
  • Vảy nến xuất hiện ở niêm mạc mắt và lưỡi, người bệnh có thể bị viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm giác mạc hoặc mí mắt.

4. Vảy nến có chữa khỏi không?

Vảy nến là bệnh mạn tính và chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên bệnh có thể kiểm soát được. Mục tiêu của điều trị là kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến, lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cần phải cân nhắc về tuổi, thể bệnh, vị trí thương tổn…,

Các thuốc có thể sử dụng:

– Thuốc bôi tại chỗ chứa thành phần corticosteroid, retinoid, acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình

– Trường hợp vảy nến nặng hơn có thể cân nhắc điều trị bằng các thuốc đường toàn thân như methotrexate, cyclosporine, vitamin A acid hay các thuốc sinh học. Trong một số trường hợp, quang trị liệu (sử dụng tia UVA, UVB, laser) cũng được áp dụng điều trị hiệu quả bệnh vảy nến.

5. Phòng ngừa bệnh vảy nến

Để hạn chế diễn tiến bệnh vảy nến, phong cách sống và thói quen sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng. Người dân nên:

  • Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách hợp lý.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể. Chăm sóc da cẩn thận, tránh để da bị khô và tổn thương.
  • Nên sử dụng các loại kem dưỡng phù hợp để cung cấp đủ ẩm cho da
  • Khám da liễu định kỳ. Nên đi khám nếu có dấu hiệu của nhiễm khuẩn da, thấy mụn mủ trên da, đặc biệt có kèm sốt, đau nhức cơ hoặc sưng tấy.
  • Giữ trạng thái tinh thần ổn định, không để bị trầm cảm hay lo lắng quá mức.
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia.
  • Tránh các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ. Bổ sung thực đơn với thức ăn có chứa acid folic và omega-3.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status