Bệnh suy buồng trứng có nguy hiểm không?

Câu hỏi: Bệnh suy buồng trứng có nguy hiểm không?

Con gái tôi năm nay 25 tuổi. Kinh nguyệt thất thường và không đều. Việc kinh nguyệt không đều trong thời gian dài tôi lo lắng cháu sẽ bị suy buồng trứng.

Xin nhà thuốc tư vấn cho tôi về các triệu chứng, nguyên nhân và suy buồng trứng có nguy hiểm không?

Trả lời: Bệnh suy buồng trứng có nguy hiểm không?

Nhà thuốc chào bạn. cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho nhà thuốc chúng tôi.

Suy buồng trứng sớm có thể làm gián đoạn việc sản xuất nội tiết tố nữ, thậm chí tăng nguy cơ vô sinh và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể cũng như tâm lý của chị em. Vậy suy giảm buồng trứng gây ra những triệu chứng như thế nào? Có nguy hiểm hay không?. Theo chân nhà thuốc đi tìm câu trả lời nhé.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới ngày càng phổ biến mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do bệnh suy buồng trứng gây nên.

1.Nguyên nhân bệnh suy buồng trứng là gì?

 

Chức năng chính của buồng trứng là nuôi dưỡng để trứng trưởng thành, rụng và thụ thai. Tuy nhiên cũng giống như các bộ phận khác trong cơ thể con người, buồng trứng cũng có giai đoạn bị lão hóa, suy giảm chức năng buồng trứng đặc biệt với những phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh. Tại thời điểm lão hóa đó, hai buồng trứng không còn hoạt động như bình thường.

Suy giảm buồng trứng là hiện tượng chức năng buồng trứng ở phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước 40 tuổi bị ngừng hoạt động. Nguyên nhân chính dẫn đến suy buồng trứng là: suy giảm hormone estrogen bởi những tác nhân sau:

  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia…
  • Rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài ảnh hưởng lớn đến lượng kinh nguyệt
  • Bệnh nhân đã từng cắt bỏ một bên buồng trứng, vòi trứng.
  • Viêm nhiễm bộ phận sinh dục
  • Đặc biệt là do việc nạo phá thai bừa bãi gây ảnh hưởng đến buồng trứng.

2.Các triệu chứng bệnh suy buồng trứng là gì?

Với bệnh suy buồng trứng, triệu chứng phổ biến nhất là kinh nguyệt không đều hoặc có những biểu hiện gần như hiện tương tự mãn kinh tự nhiên như: cơ thể nóng nực, vã mồ hôi về đêm, dễ kích động, nhu cầu tình dục giảm rõ rệt, bị đau khi quan hệ và mất khả năng sinh sản, rối loạn tiết niệu…

Ngoài ra do nồng độ hormone giảm nên bệnh nhân có thể có những biểu hiện như: căng thẳng, mệt mỏi, suy tuyến giáp, các dấu hiệu bệnh tim…Vào giai đoạn muộn của bệnh nhiều bệnh nhân còn bị hạ huyết áp.

3.Bệnh suy buồng trứng có nguy hiểm không?

Câu trả lời là nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Một số biến chứng có thể gặp phải của bệnh suy buồng trứng:

  • Nguy cơ vô sinh là biến chứng thường gặp nhất. Tuy nhiên, vẫn có một số rất ít trường hợp mắc bệnh có thể mang thai.
  •  Một số vấn đề về mắt, nhất là hội chứng khô mắt. Trong một số trường hợp có thể gây mờ mắt và tổn thương mắt vĩnh viễn
  • Bệnh loãng xương: Nội tiết tố nữ cũng là một yếu tố giúp hệ thống xương của bạn luôn chắc khỏe. Do đó, bệnh suy buồng trứng cùng với tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ. Sẽ dẫn đến xương của người bệnh dễ bị yếu, giòn và dễ gãy.

  • Phụ nữ mắc bệnh dễ bị lo lắng quá mức, thậm chí bị trầm cảm.

  • Bệnh tim mạch: Căn bệnh này cũng có thể làm tăng nguy cơ tích tụ cholesterol trong động mạch và gây xơ vữa động mạch.

  • Suy giảm ham muốn tình dục.

4.Một số biện pháp phòng ngừa bệnh Suy buồng trứng

  • Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học: không lạm dụng các chất kích thích, có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp
  • Nếu không muốn có con ngoài ý muốn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp tránh thai tốt nhất.
  • Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Bằng việc bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Tập thể dục thường xuyên và tránh hút thuốc lá để giữ cho xương chắc khỏe.

Trên đây là những thông tin về bệnh suy buồng trứng mà chị em phụ nữ nên biết để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe. Nếu chậm kinh nguyệt từ 3 tháng trở đi bạn nên đi gặp bác sĩ thăm khám.

Đừng quên chia sẻ những thông tin bổ ích từ Nhà Thuốc Đức Nghĩa đến bạn bè, người thân và gia đình.

Nhiều ưu đãi về sản phẩm bảo vệ sức khỏe đang có tại đây.

 

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status