Bệnh mùa đông xuân thường gặp ở trẻ em

Các bệnh vào mùa đông xuân thường gặp ở trẻ em và cách phòng tránh 

Thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường của nhiều loại vi khuẩn virus. Gây ra nhiều bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa như viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi, tiêu chảy rotavirus, tay chân miệng, thủy đậu… Thời tiết thay đổi thất thường, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất nhạy cảm. Vì vậy, cha mẹ cần cẩn trọng và có những biện pháp phòng tránh bệnh cho bé.

Các bệnh mùa đông xuân thường gặp ở trẻ em

1. Cảm cúm

Bệnh mùa đông xuân thường gặp ở trẻ em

Đây là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan.

Cảm cúm thường có biểu hiện là ngứa họng, sổ mũi, ngạt mũi và hắt hơi. Sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn.

Nước mũi sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh, ban đầu có thể là dịch trong sau chuyển sang vàng hoặc xanh.

Viêm mũi

Viêm mũi xuất hiện khi trẻ bị nhiễm lạnh hoặc không khí quá khô. Thường gặp ở trẻ nhỏ khoảng từ 4 tháng tuổi đến 8 tuổi. Đây là tình trạng niêm mạc mũi của trẻ bị viêm, gây ngứa, khó chịu, tiết dịch trong. Để lâu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn gây chảy dịch mủ màu vàng hoặc xanh.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 8 tuổi. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, dứt điểm sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, ngủ không ngon giấc. Và kéo theo nhiều biến chứng khác như viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản phổi…

Nhiễm trùng tai

Đây là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Có thể do biến chứng của viêm mũi họng hoặc do vệ sinh không sạch, trẻ bị nước bẩn vào tai trong khi tắm…

Trẻ thường quấy khóc, khó chịu, có thể chảy dịch chảy mủ từ tai, mủ có mùi hôi, có thể kèm theo sốt.

Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này là do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân. Nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn hoặc do biến chứng của viêm mũi. Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong nếu do virus hoặc chảy nước mũi vàng, xanh do vi khuẩn, sốt vừa hoặc cao.

Bệnh mùa đông xuân thường gặp ở trẻ em

Trẻ thường có thể xuất hiện ho ngày một kéo dài, ban đầu có thể ho khan hoặc ho có đờm, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Trẻ nhỏ thường chưa biết khạc đờm như người lớn nên thường nuốt đờm vào dạ dày. Gây ra tình trạng chướng bụng, khiến trẻ khó chịu, bỏ bú, chán ăn, nôn trớ. Nếu được chăm sóc tốt trẻ sẽ sớm khỏi trong vòng khoảng 7 ngày. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nhiều hậu quả. Như khiến trẻ khò khè, khó thở, viêm phổi, suy hô hấp, biến chứng nhiễm khuẩn huyết và có thể dẫn đến tử vong

Bệnh chân tay miệng

Do virus gây ra với các vết phồng rộp trong lòng bàn tay, bàn chân và trong miệng. Khiến trẻ bị ngứa, gãi nhiều, gây đau, khó chịu và càng lây lan nhiều hơn, trẻ có thể chảy nước mũi và đau họng.  

Tiêu chảy

Bệnh mùa đông xuân thường gặp ở trẻ em

Tiêu chảy do rotavirus thường gặp nhất. Thường kéo dài trong ba đến bảy ngày, dẫn đến tình trạng trướng bụng, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, sốt, khiến trẻ mệt, chán ăn, bú kém.

Nguyên nhân chính dẫn đến chứng bệnh này do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, thức ăn nguội. Hoặc mặc chưa đủ ấm, trẻ bị nhiễm lạnh, lạnh vùng bụng, bàn chân….

Biến chứng nguy hiểm của bệnh là gây mất nước, mất muối, rối loạn điện giải. Dễ dẫn đến trụy tim mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước và điện giải kịp thời phù hợp.

Sởi

Đây là bệnh lây qua đường hô hấp do virus Polynosa morbillorum gây ra. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu xảy ra vào mùa đông xuân. Với các biểu hiện sốt cao, viêm họng đường hô hấp trên và viêm kết mạc. Đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má. Có thể dẫn tới viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh quản, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt.

Ngoài ra còn nhiều tình trạng bệnh khác có thể gặp ở trẻ vào mùa đông xuân như: viêm da dị ứng do thời tiết, viêm kết mạc mùa xuân, các tình trạng dị ứng do các loại phấn hoa vào mùa xuân…

Cơ thể trẻ bị bệnh do 2 yếu tố:

Yếu tố bảo vệ bị suy yếu (sức đề kháng, chế độ dinh dưỡng, vận động thể thao, ngủ nghỉ, vệ sinh…)

Yếu tố tấn công tăng lên (vi khuẩn virus, thời tiết thay đổi thất thường nóng lạnh, khói bụi…)

Do đó để phòng tránh các bệnh trên, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho trẻ. Cha mẹ nên thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng. Giảm thiểu các tác nhân gây bệnh cho trẻ bằng cách:

  • Tiêm phòng vacxin cho trẻ đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng Quốc gia
  • Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ: uống đủ nước, ăn rau xanh trái cây, ăn phong phú các loại thực phẩm …
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt lưu ý giữ ấm vùng đầu, cổ, tay, chân cho trẻ.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch cho trẻ, tắm cho trẻ bằng nước ấm, ở nơi kín gió, lau khô người, tai sau khi tắm.
  • Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.
  • Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như ho, sốt, khò khè, chảy mủ chảy dịch tai…nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng, kịp thời.

Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn có thêm thông tin và cách phòng tránh các bệnh thường gặp vào mùa đông xuân cho trẻ.
Nếu bạn cần tư vấn các sản phẩm chăm sóc và tăng cường sức đề kháng cho bé, có thể liên hệ tư vấn với Đức Nghĩa Pharmacy tại đây nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status