Bệnh Hôi Miệng – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

CÂU HỎI:

Tôi bị hôi miệng đã gần 1 năm nay, mặc dù đã thử nhiều cách như vệ sinh răng miệng thường xuyên, hạn chế ăn thực phẩm có mùi nhưng tình trạng hôi miệng vẫn không thuyên giảm. Nhờ nhà thuốc tư vấn giúp tôi cách điều trị triệt để bệnh này.

 

TRẢ LỜI:

Chào bạn, hôi miệng hay hơi thở có mùi hôi là bệnh lý rất dễ mắc phải, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Bệnh hôi miệng không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng gây bất tiện trong cuộc sống của người bệnh, khiến họ mất tự tin trong giao tiếp.

Có 2 nguyên nhân chính gây ra hôi miệng bao gồm: nguyên nhân xuất phát từ khoang miệng và nguyên nhân bệnh lý toàn cơ thể.

Nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ khoang miệng như:

– Bệnh nha chu

– Mảng bám lưỡi

– Khô miệng

– Sâu răng, nhiễm trùng

– Các mảng bám, cao răng, vệ sinh răng miệng kém

– Sử dụng thuốc lá, thực phẩm có mùi: gây hôi miệng giả

– Các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp, tiêu hóa hoặc bệnh lý mãn tính như: viêm xoang do răng, viêm amindan, ung thư phổi, trào ngược dạ dày thực quản, suy thận, xơ gan,…

Hôi miệng không phải là bệnh mãn tính và có thể điều trị dứt điểm

Phương pháp điều trị hôi miệng hiệu quả nhất vẫn là cải thiện, thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng, loại trừ các nguyên nhân từ khoang miệng:

  • Điều trị viêm nha chu
  • Làm sạch bề mặt lưỡi
  • Trám răng sâu
  • Vệ sinh răng miệng: chải răng  sau khi ăn, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng theo hướng dẫn của bác sĩ, khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần

Trong trường hợp của bạn, nếu đã áp dụng các phương pháp chăm sóc răng, miệng nhưng vẫn không cải thiện, bạn cần trực tiếp đến khám tại các chuyên khoa Tai Mũi Họng hay Nội khoa để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status