Bệnh Gout Nên Và Không Nên Ăn Gì Ngày Tết?

Bệnh Gout Nên Và Không Nên Ăn Gì Ngày Tết?

CÂU HỎI:

Bệnh Gout Nên Và Không Nên Ăn Gì Ngày Tết?

Nhà thuốc ơi, tôi năm nay 54 tuổi, bị gout từ hồi giữa năm 2022. Tôi cũng tích cực điều trị nên bệnh tình có phần cải thiện. Nhưng gần Tết rồi, tôi sợ bị tái phát gout nặng hơn do không tránh được các bữa tiệc hay liên hoan. Nhờ nhà thuốc tư vấn giúp tôi chế độ ăn uống trong mấy ngày Tết như thế nào cho người bị gout như tôi. Tôi xin cảm ơn.

TRẢ LỜI:

Bệnh Gout Nên Và Không Nên Ăn Gì Ngày Tết?

Chào bác, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đến Hệ thống Nhà thuốc Đức Nghĩa.

Lo sợ gout (gút) “gõ cửa” trong dịp tết đến, xuân về là điều thường thấy ở người bệnh gout.

Vào dịp tết các bữa ăn, đồ uống đón năm mới quá đa dạng và phong phú về cả chất và lượng. Không ít người than phiền rằng dù họ đã cố gắng tránh xa sự cám dỗ của bia rượu, thực phẩm giàu đạm. Nhưng họ vẫn phải đụng đũa, nhấp môi vì sợ mất lòng người thân, bạn bè.

Nhà thuốc Đức Nghĩa xin gợi ý bác một vài món ăn nên và không nên ăn dành cho người bị gout dưới đây.

Những thực phẩm tối kỵ của người bệnh gout

Theo các chuyên gia, bệnh gout có mối liên quan chặt chẽ với chế độ ăn. Trong ngày tết, bác cần hết sức tỉnh táo trước sự “mời gọi” của những thực phẩm sau đây:

– Các loại thịt đỏ:

Như thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu, thịt dê: Chứa lượng đạm cao nên khi người bệnh gout ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa protein. Sản sinh và gia tăng acid uric, gây ra các cơn đau gout.

– Hải sản:

Cua, ghẹ, sò, tôm, ngao, cá trích, cá ngừ: Vừa giàu đạm lại nhiều chất béo. Khiến bệnh gout càng đau đớn và trầm trọng hơn.

– Phủ tạng động vật

Tim, gan, thận, lá lách, lòng, phổi: Có lượng cholesterol và purin khá cao. Có thể gây ra các cơn đau gút cấp bất cứ lúc nào.

– Gà tây, thịt ngỗng, trứng vịt lộn:

Là top thực phẩm có hàm lượng purin cao. Do đó bệnh nhân gout nên tránh ăn các loại thịt này.

Bệnh Gout Nên Và Không Nên Ăn Gì Ngày Tết?
Hải sản, thịt đỏ,…là “mối nguy hiểm” hàng đầu với người bị Gout

– Nem chua:

Là đồ nhắm rất hấp dẫn trong dịp tết. Nhưng vị chua trong nem được sinh ra từ thính gạo và thịt lợn có thể khiến acid uric sản sinh nhanh hơn.

– Thịt chó:

Chứa nhiều đạm nên chỉ cần ăn vài miếng thịt chó có thể khiến người bệnh gout đau đớn.

– Một số loại rau:

Như măng tây, măng tre, nấm, giá đỗ, các loại đậu đỗ, dọc mùng, cải bó xôi, bông cải. Chúng chứa nhiều nhân purin nên không an toàn cho người mắc gout.

– Thực phẩm giàu chất béo và chế biến với chất béo:

Ví dụ như mỡ, da động vật, đồ chiên rán, mì tôm, thức ăn nhanh. Người bệnh gout cũng cần hạn chế những thực phẩm này. Nhằm giảm tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể và chế ngự cơn đau gout thành công.

– Rượu, bia, đồ uống có gas:

Người bệnh gout cần cự tuyệt các thức uống này. Vì nó vừa trực tiếp, vừa gián tiếp gây tăng sản xuất acid uric và giảm đào thải urat qua thận.

– Nước ngọt, nước tăng lực:

Làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận. Tăng nguy cơ mắc gout và sỏi thận.

– Socola trắng (sữa), bánh kẹo:

Người bệnh gout cũng nên hạn chế để tránh thừa cân hoặc đường tăng cao gây tiểu đường. Làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh gout.

– Bánh chưng, dưa hành, thịt đông:

Nếu bánh chưng làm tăng sưng viêm thì thịt đông có chứa nhiều chất béo và dưa hành lại có hàm lượng muối cao. Ba thực phẩm này không tốt cho người bị gout, người bị suy thận có kèm tăng huyết áp cao hoặc bị phù.

Nhìn danh sách những đồ ăn, thức uống phải kiêng khem trong dịp tết dài dằng dặc có thể khiến bác nản lòng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bác vẫn có thể ăn các chất đạm trong phạm vi cho phép với khoảng 1.800 kcal/ ngày, trong đó có khoảng 100-150g thịt/ ngày và 400g rau xanh, hoa quả…

Những thực phẩm người bệnh gout nên ăn

Bệnh Gout Nên Và Không Nên Ăn Gì Ngày Tết?

– Ưu tiên rau xanh, hoa quả:

Rau cải bẹ xanh, rau cần, rau muống, rau ngót, lá lốt, rau cải xoong, cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ và các loại quả dưa hấu, nho, táo, lê, đu đủ chín… vừa ít nhân purin, vừa giàu vitamin C, E, rất tốt cho người bệnh gout.

– Tích cực ăn thực phẩm ít purin:

Ngũ cốc, bơ, các loại hạt… đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên người bệnh gout nên thường xuyên sử dụng.

– Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ:

Dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm sự hình thành acid uric.

– Uống 2-3 lít nước mỗi ngày:

Giúp cơ thể đào thải acid uric ra ngoài bằng đường nước tiểu và hạn chế kết tinh urat tại ống thận.

Tips hay giúp “né” các cơn đau gout dịp tết đến, xuân về

Ngoài ăn uống hợp lý, bác nên bỏ túi thêm một số bí quyết dưới đây để đón một năm mới dồi dào sức khỏe:

– Duy trì thói quen tập thể dục, tránh làm việc nặng, quá sức. Nếu lỡ ăn nhiều món ăn giàu đạm, bác nên tăng cường vận động để tiêu hao lượng calo dư thừa bằng cách đi bộ, đạp xe đạp hoặc khởi động tại chỗ…

– Giữ ấm cơ thể để tránh cảm lạnh và đau nhức xương khớp.

– Luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Tránh căng thẳng, mệt mỏi, thức khuya.

– Trước khi đi ngủ nên ngâm chân với nước nóng, thoa dầu vào gan bàn chân và đeo tất.

– Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ như Gout Vitamins For Life GOUT AID. Giúp giảm các cơn đau do gout và ngăn cản sự lan rộng khiến gout ngày càng nghiêm.

Gout Aid là dòng sản phẩm đến của thương hiệu Vitamins For Life – Mỹ. Có tác dụng hỗ trợ giảm acid uric trong máu, ngăn ngừa sự hình thành của các tinh thể gây đau, sưng, viêm khớp ngón tay, chân. Sản phẩm sẽ mang đến hiệu quả cao trong việc hỗ trợ phòng ngừa bệnh gout, viêm khớp và các bệnh tăng acid uric trong máu.

Bệnh Gout Nên Và Không Nên Ăn Gì Ngày Tết?

Gout Aid được chiết xuất từ 100% tự nhiên với các thành phần nổi bật như quả amalaki của Ấn Độ, quả anh đào chua. Đây đều là những thành phần đã được nghiên cứu và chứng thực hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh gout. Sản phẩm không chứa chất bảo quản, chất hóa học gây hại. Đã được kiểm nghiệm về độ an toàn và hiệu quả. Do đó, bác có thể yên tâm sử dụng sản phẩm lâu dài.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích được cho bác. Chúc bác nhiều sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status