Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Câu hỏi: Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không? Tôi đang nghi ngờ mình bị gai cột sống do gần đây tôi hay bị đau ở vùng cổ và thắt lưng, các cơ bắp tay chân cũng yếu dần đi. Nhà thuốc giải đáp giúp tôi về căn bệnh này để tôi có thêm thông tin kiến thức về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Trả lời: Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho nhà thuốc Đức Nghĩa.

Cột sống vừa là nền tảng trụ cột của cơ thể vừa là cơ quan thần kinh trung ương, chi phối và điều khiển toàn bộ các khớp xương thông qua hệ thống cơ bắp, dây chằng, thần kinh, tạo nên khả năng vận động và chuyển động tuyệt vời của con người.

Bệnh gai cột sống ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh thường gây ra những cảm giác đau ở vùng thắt lưng, vai hay cổ do gai chèn ép vào dây thần kinh, thậm chí là làm hạn chế vận động những vùng bị ảnh hưởng. Hôm nay cùng Nhà Thuốc Đức Nghĩa đi tìm hiểu về bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

1.Gai cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Gai cột sống hay gai đốt sống (Osteophyte) là phần tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên. Khi cơ thể già đi, sự mất nước ở đĩa đệm bị hao mòn. Dây chằng cố định xương cũng trở nên lỏng lẻo. Trong những nỗ lực chống lại quá trình lão hoá này, cơ thể đã tạo ra các mấu xương (gai xương), là các phần xương mọc thêm ra phía ngoài và hai bên của cột sống nhằm duy trì sự ổn định và giảm bớt căng thẳng cho cột sống, lâu dần sẽ hình thành gai cột sống. Đây chính là một trong những biến chứng của căn bệnh thoái hóa cột sống.

Gai cột sống có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống, tuy nhiên thường hình thành ở những bộ phận chịu nhiều áp lực của cơ thể như đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. Mỗi dạng gai ở từng vị trí khác nhau sẽ có đặc điểm riêng biệt.

2.Phân loại gai cột sống

  • Gai đốt sống cổ

Gai cột sống cổ (Cervical Osteophytes) là tình trạng thoái hóa tại đốt sống cổ, gây chèn ép thần kinh.

Đây là bệnh lý xương khớp nguy hiểm, tiến triển âm thầm với các triệu chứng dễ nhầm lẫn. Nếu điều trị không triệt để, bệnh có thể biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh cản trở cơ chế hoạt động của cột sống. Tùy vào từng vị trí chèn ép (tủy cổ, rễ thần kinh vùng cổ, động mạch sống…) gai cột đốt sống cổ sẽ gây ra một số hội chứng điển hình như hội chứng cổ – vai; hội chứng cổ – vai – cánh tay; hội chứng động mạch đốt sống – thân mềm; hội chứng chèn ép tủy cổ.

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

  • Gai đốt sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng (Lumbar Osteophytes) là sự phát triển thêm của xương do quá trình xơ hóa xương dưới sụn và sụn khớp ở cột sống lưng bị bào mòn.

Hầu hết người mắc bệnh có triệu chứng trong một thời gian dài, nhưng sau đó biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột có thể làm các triệu chứng sẽ lại xuất hiện.

Gai cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển tăng dần, gây biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như phần giữa cột sống, đau nhức lưng dưới, các phần ngạnh của xương sống do sự ảnh hưởng nhô ra của gai xương đến các vị trí khác trên cột sống.

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

3.Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Gai cột sống là bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chất lượng cuộc sống, giảm khả năng vận động. Nếu không được phát hiện sớm hoặc cải thiện sai cách. Bệnh có nguy cơ gây tàn phế, khiến người bệnh mất khả năng vận động.

Nếu mắc gai cột sống ở thắt lưng. Người bệnh sẽ thấy đau ở giữa thắt lưng hoặc lan xuống vùng hông. Cơn đau dữ dội hơn khi vận động. Người bệnh thậm chí không thể tiếp tục duy trì công việc.

Nếu bệnh xảy ra ở vùng cổ, người bệnh có thể bị đau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ. Đặc biệt khi kèm theo thoát vị đĩa đệm vùng cổ. Các rễ thần kinh bị chèn ép, gây đau, tê lan xuống vai, cánh cẳng tay, về lâu dài. Bệnh nhân có thể bị biến chứng vẹo, gù cột sống, yếu cơ, teo cơ ở tay hoặc chân…

4.Những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

  • Thay đổi huyết áp:

Biến chứng này gây ra do rối loạn thần kinh thực vật. Huyết áp có thể tăng cao hoặc hạ xuống, khiến người bệnh dễ mắc rối loạn hô hấp.

  • Thoát vị đĩa đệm:

Do hệ thống các dây thần kinh chèn ép quá sâu đến rễ thần kinh. Những phần bị chèn ép lâu ngày sẽ thoái hóa và biến thành thoát vị đĩa đệm. Nếu không xử lý kịp thời có thể bị teo cơ, bại liệt.

  • Rối loạn tiền đình:

Biến chứng này thường xảy ra ở người bị thoái hóa cột sống cổ. Do lượng máu và lượng oxy lưu thông lên não bị hạn chế. Gây ra tình trạng rối loạn tiền đình.

Những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

  • Bại liệt, mất khả năng lao động:

Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất xảy ra do hệ thống dây thần kinh bị chèn ép quá lâu. Áp lực của cột sống khiến các dây thần kinh dần mất chức năng vận động, dần dần bị bại liệt.

5.Phòng ngừa bệnh gai cột sống

Một số biện pháp để phòng ngừa gai cột sống là:

  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ calcium và vitamin D, tránh các thức ăn gây tăng cân, béo phì như mỡ động vật, tăng cường ăn rau quả
  • Không hút thuốc
  • Tránh các thương tổn cột sống (như sai tư thế ngồi, nằm, đi xe,…)
  • Tránh chơi những môn thể thao quá sức như: cử tạ, thể dục dụng cụ, vận động quá khó)
  • Tránh ngồi quá lâu ở những tư thế không lành mạnh
  • Hạn chế làm việc nặng

Gai cột sống không còn là căn bệnh của tuổi già, ngoài yếu tố tuổi tác, di truyền, thì sai lầm trong chế độ sinh hoạt, làm việc và tham gia các hoạt động thể chất là nguyên nhân khiến bệnh lý này ngày càng phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi.

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status