Bệnh đường tiêu hóa mùa hè ở trẻ cần quan tâm

Cẩn trọng với bệnh đường tiêu hóa vào mùa hè ở trẻ em

Mùa hè là thời điểm mà các virus, vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nhanh, phát triển mạnh. Trong đó trẻ em là nhóm dễ nhiễm bệnh nhất do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Phụ huynh cần cẩn trọng với bệnh đường tiêu hóa mùa hè ở trẻ.

Vào mùa hè gia đình thường dẫn các bé đi du lịch. Các bé sẽ tiếp xúc nhiều người hoặc thay đổi môi trường và thói quen ăn uống. Đặc biệt khi không khí nóng ẩm, vi khuẩn phát triển gây biến đổi thực phẩm, trẻ em dễ mắc phải các bệnh về tiêu hóa.

Bệnh đường tiêu hóa mùa hè ở trẻ cần quan tâm

Các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa vào mùa hè

– Chán ăn, ăn không tiêu, ăn không ngon miệng thường kèm theo buồn nôn.

– Đầy hơi, ợ chua, nóng ở lồng ngực, hơi thở có mùi khó chịu.

– Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, xuất huyết đường tiêu hóa,…

Các triệu chứng này thường xuất hiện ở các bệnh như: 

– Bệnh tắc ruột là không đi đại tiện được, không trung tiện được. Triệu chứng nôn ói, có khi ra nước mật, đau bụng dữ dội, đi đại tiện ra máu…

– Bệnh sa trực tràng thường là do táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày.

– Bệnh tiêu chảy là đi đại tiện trên 3 lần một ngày, phân lỏng như nước, phân sống, có nhiều bọt…

– Bệnh kiết lỵ thường đi tiêu ra phân rất ít nhưng có kèm theo đờm và máu.

– Bệnh thương hàn sốt kéo dài trong nhiều ngày, kèm theo những triệu chứng: Chậm tiêu, đau bụng, có khi tiêu chảy, có khi táo bón…

– Bệnh Tả là một trong những bệnh tiêu hóa nguy hiểm, có thể gây tử vong nhanh chóng. Người bệnh sẽ mắc các triệu chứng như: Tiêu chảy ồ ạt không cầm được, phân toàn nước có màu trắng đục, nôn ói liên tục, đau bụng, kiệt sức…

Khi có các triệu chứng bệnh cần đưa đến bệnh viện thăm khám ngay. Khuyến cáo không tự ý điều trị tại nhà, sử dụng các bài thuốc dân gian thiếu cơ sở khoa học gây hậu quả khôn lường cho người bệnh. 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Ba mẹ cần phòng tránh bệnh đường tiêu hóa cho con trẻ: 

– Giữ vệ sinh ăn uống, sử dụng các loại thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, chế biến thực phẩm đúng cách và đảm bảo vệ sinh.

– Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh

– Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ.

– Tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh hoặc động vật, thú nuôi bệnh

– Tiêm phòng và tuân thủ lịch trình tiêm phòng

– Bổ sung chất xơ, men vi sinh, bào tử lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa

– Khám bác sĩ ngay sau khi thấy có những dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa.

Liên hệ Dược Sĩ để được tư vấn tại đây.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status