Câu hỏi: Hôm nay mình có đọc tin tức về xuất hiện ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở thành phố Hồ Chí Minh. Mình thì không biết căn bệnh này nguy hiểm ra sao nhưng rất nhiều đồng nghiệp trong công ty bàn luận xôn xao về sự nguy hiểm về căn bệnh này. Chính vì vậy, Bệnh đậu mùa khỉ: Ai dễ mắc phải và phòng ngừa thế nào? Xin nhà thuốc chia sẻ để mình được mở rộng kiến thức sức khỏe.
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho nhà thuốc chúng tôi.
Trong thời gian gần đây, thế giới ghi nhận ngày càng nhiều ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) tuyên bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe do tốc độ lây lan nhanh, có nguy cơ lan sang nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng có nguy cơ bị xâm nhập.
Tại Việt Nam ngày 04/10/2023 thành phố Hồ Chí Minh phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 5. Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Ngay từ khi phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên xâm nhập từ nước ngoài, Sở Y tế đã chỉ đạo HCDC và các bệnh viện, phòng khám triển khai các hoạt động giám sát và truyền thông phòng chống sự lây lan của bệnh.
Cùng nhà thuốc đi tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ: Ai dễ mắc phải và phòng ngừa thế nào? qua bài viết sau đây.
1.Đậu mùa khỉ là bệnh gì?
Đậu mùa khỉ là bệnh xuất phát từ virus đậu mùa khỉ (Monkeypox), lây truyền từ động vật sang người. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu năm 1958 và ở trên người vào năm 1970. Đó là một cậu bé 9 tuổi ở Cộng hòa Dân chủ Congo sống trong khu vực đã loại bỏ bệnh đậu mùa vào năm 1968. Sau đó, bệnh đậu mùa khỉ cũng được ghi nhận nhiều ở các khu vực Trung Phi và Tây Phi, nơi có rừng nhiệt đới và các động vật có nguy cơ nhiễm virus.
Trong thời gian gần đây, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tăng lên, hơn 16.000 ca mắc bệnh và có 5 trường hợp tử vong. Hiện tại, bệnh đã xuất hiện ở 75 quốc gia tại tất cả khu vực, trong đó châu Âu là nơi có nguy cơ cao nhất.
2.Bệnh đậu mùa khỉ: Các dấu hiệu phức tạp và nguy hiểm
2.1.Các biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ gồm:
- Sốt (thường là triệu chứng đầu tiên).
- Phát ban ở các bộ phận như mắt, tay, chân, lưng, ngực, bộ phận sinh dục, hậu môn và bên trong miệng.
- Đau đầu, đau lưng, đau cơ.
- Sưng hạch.
- Ớn lạnh.
- Mệt mỏi, uể oải, giảm năng lượng.
Theo đó, phát ban thường xuất hiện sau 1 – 3 ngày khi bị sốt. Nốt ban như mụn nước, có dịch màu vàng nhạt bên trong, sau một thời gian sẽ tự đóng vảy, khô và rụng. Tùy trường hợp mà số nốt ban trên người sẽ ít hay nhiều.
Thông thường, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ 6 – 13 ngày, người bệnh sẽ dần xuất hiện các biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài 5 – 21 ngày.
Ngay khi nghi ngờ hoặc phát hiện các dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám và trình báo về việc có tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc xác định mắc bệnh.
2.2.Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm thế nào?
Bệnh được chia ra làm 3 trạng thái như sau:
Thể không triệu chứng: Người bị bệnh đậu mùa khỉ không có bất kỳ triệu chứng nào.
Thể nhẹ: Các triệu chứng tự khỏi sau 2 – 4 tuần mà không cần điều trị.
Thể nặng: Bệnh chuyển biến thành các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn da, viêm phổi, viêm não, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng giác mạc. Khi tình trạng bệnh trở nặng, người bệnh có thể bị khó thở, sốt kéo dài, ho, co giật, hôn mê và thậm chí là tử vong.
3.Bệnh đậu mùa khỉ: Ai dễ mắc phải và phòng ngừa thế nào?
3.1.Bệnh đậu mùa khỉ: Ai dễ mắc phải?
Bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua 3 con đường:
Từ động vật sang người: Khi người tiếp xúc trực tiếp với máu. Thịt và dịch cơ thể của động vật nhiễm bệnh.
Từ người sang người: Khi tiếp xúc gần qua các vết thương hở, giọt bắn từ đường hô hấp. Dịch cơ thể, vật dụng của người bị nhiễm bệnh.
Từ mẹ sang con: Lây lan mầm bệnh qua nhau thai đến thai nhi. Hoặc tiếp xúc gần trong và sau khi sinh nở.
Những người tiếp xúc gần với nguồn lây nhiễm có nguy cơ cao mắc bệnh. Mặt khác, các đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai và người có bệnh nền. Hệ miễn dịch suy giảm sẽ có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.
3.2.Bệnh đậu mùa khỉ: Phòng ngừa thế nào?
Bạn có thể phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ bằng những cách sau:
- Tiêm vaccine đậu mùa sẽ được bảo vệ ít nhất 85% với bệnh đậu mùa khỉ.
- Thực hiện ăn chín, uống chín.
- Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thịt có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm định.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch cồn.
- Người nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần được cách ly ngay lập tức. Với người phải tiếp xúc với người bị bệnh cần đeo khẩu trang. Găng tay và tránh tiếp xúc da nhiều nhất có thể.
Có thể thấy rằng, bệnh đậu mùa khỉ là một căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là với những người có sức đề kháng yếu hoặc có vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, nếu thấy các dấu hiệu mắc bệnh bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế. Để được điều trị kịp thời và đúng cách.
Qua bài biết, chắc hẳn độc giả đã tìm ra câu trả lời cho bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không những ai dễ mắc phải cũng như cách phòng ngừa bệnh. Đừng quên thường xuyên đón đọc các bài viết mới nhất từ NHÀ THUỐC ĐỨC NGHĨA để cập nhập những kiến thức sức khỏe hữu ích mỗi ngày nhé!
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và năng lượng!