Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không, làm thế nào để phòng bệnh?

Câu hỏi: Hết dịch đau mắt đỏ lại đến bệnh bạch hầu. Làm tôi lo lắng rất nhiều vì nhà đang có 2 bé độ tuổi đi học. Tôi vẫn chưa biết gì về căn bệnh nguy hiểm này, tôi gửi câu hỏi hy vọng nhà thuốc sớm phản hồi giúp tôi. Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không, làm thế nào để phòng bệnh?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Nhà thuốc Đức Nghĩa là nơi tư vấn sức khỏe.

Vi khuẩn bạch hầu rất dễ dàng lây truyền theo đường hô hấp bởi giọt bắn từ người bệnh khi nói, ho… vào không khí. Nếu không xử trí kịp thời có thể bệnh trở nên nguy kịch và đe dọa tính mạng người bệnh.

Gần đây bệnh bạch hầu đã xuất hiện trở lại và đã có ca tử vong. Với tình hình nghiêm trọng như vậy nên việc phòng bệnh và tìm hiểu các dấu hiện sớm để can thiệp điều trị là vô cùng cần thiết và quan trọng. Sau đây độc giả cùng nhà thuốc đi tìm hiểu về “Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không, làm thế nào để phòng bệnh?”.

1.Bạch hầu dễ bùng phát thành dịch

Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không, làm thế nào để phòng bệnh?

 

Vi khuẩn bạch hầu rất dễ dàng lây truyền theo đường hô hấp bởi giọt bắn từ người bệnh khi nói, ho… vào không khí. Người lành hít phải, nếu chưa có miễn dịch chống vi khuẩn bạch hầu, sẽ mắc bệnh. Những giọt bắn này còn làm lây lan vi khuẩn ra môi trường xung quanh như: sàn nhà, quần áo, chăn màn, tay vịn cầu thang… và sẽ lây bệnh cho người lành, nhất là trẻ em nếu chưa có miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh bạch hầu.

Điều quan trọng là ổ chứa vi khuẩn nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn nên khả năng lây truyền bệnh rất nhanh. Thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày hoặc có thể lâu hơn.

Thời kỳ lây truyền bệnh thường không cố định: có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất trên 4 tuần.

2.Nhận dạng bạch hầu, bệnh bạch hầu có nguy hiểm không?

Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không, làm thế nào để phòng bệnh?

Bệnh bạch hầu có 3 loại:

Bạch hầu họng:

Hay gặp nhất là bạch hầu họng, mũi, thời kỳ ủ bệnh khoảng vài 3 ngày, sau đó có sốt nhẹ, sổ mũi, viêm họng, nuốt vướng, sau vài ngày sẽ xuất hiện màng trắng ngà (còn gọi là giả mạc) xám, dai, dính chặt vào niêm mạc họng rất khó bóc tách, nếu bóc tách sẽ chảy máu. Giả mạc phát triển rất nhanh ở amiđan người bệnh. Lúc này, người bệnh có biểu hiện nhiễm độc tố: da xanh tái, cơ thể mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp giảm…

Bạch hầu thanh quản:

Nếu được phát hiện và điều trị đúng, kịp thời bệnh sẽ khỏi. Nếu không, loại bạch hầu này sẽ tiến triển thành loại bạch hầu thanh quản. Khi ấy,  niêm mạc thanh, khí quản bị bao phủ bởi một lớp giả mạc gây khó thở cấp và có thể dẫn đến suy hô hấp, tử vong nếu không được cấp cứu mở khí quản kịp thời.

Bạch hầu ác tính:

Bạch hầu ác tính (thể cấp): xuất hiện ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2, 3 với các triệu chứng rất rầm rộ. Sốt cao 39 – 40 độ C; người mệt lả, da xanh tái, nôn, nuốt đau, màng giả lan nhanh 2 bên amiđan. Hơi thở có mùi hôi; hạch góc hàm sưng to đau làm cổ bạnh ra. Lúc này, bệnh nhân dần bị mệt lả, tím tái, rối loạn nhịp tim. Khó thở, khan tiếng, huyết áp tụt, mạch rất nhanh… Nếu không xử trí kịp thời có thể bệnh trở nên nguy kịch đe dọa tính mạng người bệnh.

3.Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không, làm thế nào để phòng bệnh?

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu.

Vi khuẩn này có sức đề kháng cao ở ngoài cơ thể và có thể chịu được khô lạnh. Nếu được chất nhầy bao quanh vi khuẩn có thể sống trên đồ vật vài ngày. Thậm chí là vài tuần. Dưới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn sẽ chết sau vài giờ.

4.Bệnh bạch hầu có nguy hiểm, làm thế nào để phòng bệnh?

Hiện nay, bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta. Do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu. Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Đưa trẻ đi tiêm chủng, tiêm vắc xin 6 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib – viêm gan B. Hoặc vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – bại liệt. Tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và khi trẻ 16 -18 tháng tuổi đầy đủ. Đúng lịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh. Hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu. Phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Tóm lại, câu trả lời chính là bệnh bạch hầu có nguy hiểm. Cho nên việc trang bị kiến thức để phòng ngừa và điều trị kịp thời là vo cùng quan trọng để không gây nên các biến chứng nguy hiểm.

Cảm ơn tất cả các độc giả đã quan tâm đến bài viết “Bệnh bạch hầu có nguy hiểm, làm thế nào để phòng bệnh?”

Xem thêm: Giao mùa cẩn trọng trẻ bị viêm mũi dị ứng thời tiết

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status