Câu hỏi: Bánh trung thu là một loại bánh truyền thống của ngày Tết trung thu tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhà tôi có bố bị tiểu đường và cậu con trai đang thừa cân thì liệu ăn bánh trung thu có tốt cho sức khỏe hay không?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho hệ thống Nhà Thuốc Đức Nghĩa.
Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Việt Nam. Trong ngày này, người ta cho rằng trăng sẽ sáng và tròn nhất trong năm. Ngày này cũng được biết đến là dịp đoàn viên, được tổ chức rộng rãi bằng cách tổ chức các cuộc đoàn tụ gia đình.
Bánh trung thu là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam được ăn trong dịp Tết Trung thu này. Tuy nhiên, món bánh kỷ niệm này có thể khiến bạn tăng cân quá mức, lượng đường trong máu của bạn cũng có thể tăng đột biến và thậm chí có khả năng làm tăng huyết áp của bạn. Nếu bạn được chuẩn đoán đang mắc bệnh béo phì, thì đây không phải một lựa chọn thích hợp dành cho bạn.
Dưới đây là một vài lý do tại sao bánh trung thu lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn, cùng nhà thuốc tìm hiểu nhé!
1.Ăn 1 chiếc bánh trung thu cần hoạt động thế nào để tiêu hao năng lượng?
Một chiếc bánh trung thu truyền thống 200 gram, nhân có hạt sen trắng, 2 lòng đỏ trứng chứa khoảng 800 kcalo, tương đương với bốn bát cơm, 15 thìa cà phê đường và 9 thìa cà phê dầu mỡ.
Trung bình một chiếc bánh tròn cỡ 10x4cm cung cấp: 800-1.200 kcalo (càng nhiều lòng đỏ trứng, năng lượng càng cao); 5-12g protein; 60-90g cacbohydrat; 30-45g chất béo.
Như vậy để tiêu hao được năng lượng này chúng ta cần:
- Đi bộ (vận tốc 4.8 km/h): thời gian 106 phút
- Chạy (vận tốc 9.6 km/h): thời gian 38 phút
- Đạp xe (vận tốc 16 km/h): thời gian 55 phút
Một mẩu bánh trung thu nhỏ nhân trứng muối nặng 60g cung cấp khoảng 200 kcalo. Một phụ nữ cân nặng 55kg cần đi bộ một giờ để đốt cháy phần năng lượng này.
Đó là lý do khuyến nghị một chiếc bánh trung thu nên được chia thành bốn hoặc sáu phần ăn, tương đương dành cho 4-6 người cùng ăn chứ không phải một người duy nhất.
2.Bánh trung thu có thể thay thế một bữa ăn sáng hoặc tối?
Nhiều người có thể vì tiếc mà dùng bánh trung thu để ăn sáng nhiều ngày. Điều này không nên. Nếu chỉ ăn bánh trung thu cho bữa sáng. Cơ thể sẽ có nhiều chất béo và đường nhưng ít protein.
Một số người rất thích bánh trung thu, đặc biệt là thanh niên. Và có thể coi bánh trung thu như bữa tối và ăn đến vài chiếc một ngày.
Bên cạnh đó, bánh trung thu có thể khó tiêu hóa, hấp thụ. Nếu ăn quá nhiều bánh trung thu sẽ gây ra vấn đề ở gan hoặc túi mật. Các bệnh cấp tính khác, chẳng hạn như đầy bụng, nôn mửa. Không có cảm giác ngon miệng, táo bón và rối loạn tiêu hóa…
Theo y học cổ truyền, sử dụng quá nhiều bánh trung thu sẽ gây ra chứng khó tiêu. Những người gặp các vấn đề về tiêu hóa có thể cảm thấy đầy bụng, nôn và buồn nôn. Giảm ngon miệng, đi ngoài phân lỏng hoặc bị đau dạ dày. Các vấn đề này có thể được kiểm soát bằng cách chườm nóng.
3.Bánh trung thu dành cho người ăn kiêng có được ăn thoải mái?
Hiện nay, trên thị trường, có những loại bánh được quảng cáo dành riêng cho người tiểu đường, ăn chay, người giảm cân… Tuy nhiên, điều đầu tiên cần khẳng định, những loại bánh này vẫn có năng lượng nhất định dù không cao như những bánh trung thu truyền thống. Vì vậy, việc ăn bánh trung thu cho người ăn kiêng một cách có chừng mực vẫn là điều nên làm.
4.Bánh trung thu có tốt cho sức khỏe hay không? Ai cần hạn chế ăn bánh trung thu?
Như đã phân tích ở trên, bánh trung thu nên ăn có liều lượng. Đặc biệt, với những người có bệnh mạn tính như người bị bệnh đái tháo đường, thừa cân, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành nên hạn chế dùng bánh trung thu.
Thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn. Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen… đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường. Chính vì vậy bánh trung thu có độ béo và ngọt rất cao.
Trứng muối và các loại hạt trong nhân bánh cung cấp một lượng cholesterol đáng kể. Hàm lượng muối cao trong bánh cũng có thể trở thành gánh nặng cho thận và hệ tim mạch.
Với trẻ biếng ăn, khi ăn một miếng bánh vào lúc đói, đường huyết tăng lên. Sẽ làm mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính. Khi đó trẻ càng chán ăn.
5.Bánh trung thu có tốt cho sức khỏe hay không? Cách lựa chọn bánh trung thu an toàn
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều người tiêu dùng có xu hướng mua bánh trung thu online. Nên chú ý lựa chọn các loại bánh trung thu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng.
Các loại bánh trung thu thường được sử dụng các loại phẩm màu để tăng tính thẩm mỹ. Nếu loại phẩm này là phẩm màu thực phẩm được Bộ Y tế cho phép. Thì an toàn cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng chất tạo màu không được phép sử dụng. Trong công nghệ chế biến thực phẩm sẽ nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
Chất đạm trong bánh nướng khá cao, thường là đạm động vật. Nếu bảo quản không tốt chúng dễ bị ôi, mốc gây ra ngộ độc.
Tóm lại, bánh trung thu là món tráng miệng ngon lành trong mùa lễ hội nhưng xét về mặt sức khỏe thì lại bị xếp vào loại đồ ăn vặt không lành mạnh nên nếu phải ăn thì bạn nên ăn vừa phải. Do đó để có được một mùa Trung thu thật vui vẻ, ấm cúng và khoẻ mạnh, bạn hãy nhớ những lưu ý trên đây. Và đừng quên chia sẻ điều này đến với những người thân để tất cả mọi người đều có một mùa Tết Trung Thu thật trọn vẹn nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề nào về sức khỏe hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua: https://nhathuocducnghia.vn
Bạn xem chưa? Người bị tiểu đường có nên ăn bánh trung thu?