Cuối năm luôn là thời điểm sức khỏe dễ bị ảnh hưởng. Không chỉ bởi thời tiết, đây cũng là giai đoạn mà mỗi người, mỗi doanh nghiệp đều gấp rút, nỗ lực để đạt được các mục tiêu trong năm cũ. Trước những nguy cơ có hại, phải làm gì để sẵn sàng đón năm mới khoẻ mạnh?
Những nguy cơ cho sức khỏe ngày cuối năm
Trong cả 4 mùa những tháng cuối năm được coi là giai đoạn mà những vấn đề về sức khỏe xuất hiện nhiều nhất.
Một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng sức khỏe suy giảm ngày cuối năm đó là:
Thời tiết trở lạnh
Thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi để các bệnh đường hô hấp phát triển, lây lan. Bởi sự phát triển mạnh mẽ của các tác nhân vi khuẩn, virus xuất hiện. Chính vì vậy, khi vào mùa đông, khó mà tránh khỏi bị cảm cúm, sụt sịt mũi. Thậm chí là nguy cơ tái nhiễm COVID-19 luôn thường trực cùng nhiều căn bệnh phức tạp khác.
Lười vận động
Chính vì thời tiết lạnh giá, việc tập thể dục thể thao rất dễ bị bỏ lại. Đặc biệt với những nhân viên văn phòng thì không còn gì thoải mái hơn là ngồi yên tại chỗ, uống cốc nước ấm và chạy deadline.
Áp lực công việc
Ngày cuối năm, khi mà đã gần đến ngày cần báo cáo, tổng kết với những con số cụ thể thì việc chạy deadline gấp rút. Khiến dân văn phòng không có nhiều thời gian ăn uống, ngủ nghỉ. Kết quả là gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Tiệc tùng liên miên
Vào những ngày cuối năm, những bữa tiệc đầy dầu mỡ, chất đạm, chất béo, bia rượu. Khiến hệ tiêu hoá trở nên quá tải, rối loạn tiết dịch, tăng áp lực lên gan. Ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thần kinh, miễn dịch cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Đón năm mới khỏe mạnh với nguồn kháng thể chủ động
Khi cơ thể bị các tác nhân có hại tấn công. Thì không chỉ sức khoẻ mà hoạt động sống và làm việc cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Chính vì vậy, để có thể đón năm mới khoẻ mạnh thì ngay trong những tháng cuối năm. Mỗi người cần chủ động nâng cao sức đề kháng của mình bằng cách:
– Dành 7-10 phút mỗi ngày để vận động phù hợp, co duỗi tay chân, tránh ngồi quá lâu.
– Cân bằng giữa làm việc, học tập và nghỉ ngơi để có thể giảm bớt những căng thẳng, áp lực, tái tạo năng lượng để tập trung hơn trong thời gian tiếp theo.
– Chú ý khẩu phần ăn hàng ngày, cân bằng giữa các nhóm: Chất đạm, chất béo, bột đường và rau củ quả.
– Hạn chế tham gia các bữa tiệc tùng quá chén, hoặc nếu tham gia phải chú ý dinh dưỡng cân bằng giữa các món ăn, thức uống.
– Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng tự nhiên.
Bên cạnh đó, mỗi người có thể chủ động bổ sung những sản phẩm tăng cường đề kháng giúp hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch hiệu quả, đặc biệt ở những người có sức đề kháng yếu, thường xuyên bị tấn công bởi các tác nhân có hại.
Liên hệ Dược Sĩ Đức Nghĩa tư vấn tại đây.
Nguồn: Tổng hợp