Câu hỏi:
Vợ tôi đang mang thai ở tháng thứ 7, từ khi mang thai vì ốm nghén nên vợ tôi ăn uống thất thường. Gần đây sau khi ăn xong vợ tôi hay than phiền đầy bụng khó tiêu. Tôi đã tham khảo ý kiến bác sĩ tuy nhiên vẫn k hiệu quả. Xin nhà thuốc tư vấn bà bầu bị đầy bụng phải làm sao?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa.
Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng cơ bản báo hiệu hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Đặc biệt khi mang thai, tình trạng này càng trở nên phổ biến khiến nhiều chị em cảm thấy khó chịu mỗi khi đến bữa ăn. Lâu dài, nếu không điều trị, chứng đầy bụng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ và thai nhi. Khi bà bầu bị đầy bụng thì nên làm sao?
1.Nguyên nhân dẫn đến đầy bụng khi mang thai
Các nhiều nguyên nhân khiến chị em thường gặp vấn đề đầy bụng. Phổ biến nhất là các lý do sau:
- Chế độ ăn uống không khoa học làm trì trệ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và ruột. Nếu bà bầu thường xuyên ăn quá nhiều các loại thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ, gia vị hoặc uống quá nhiều các loại thức uống có chứa chất kích thích như cà phê, nước đóng hộp, nước ngọt có ga… cũng rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu.
- Sự thay đổi hormone khi mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng đầy bụng. Sự tăng lên của hormone Progesterone sẽ làm giảm hoạt động của các van nối thực quản dạ dày, khiến thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn, bị ứ đọng, gây chứng đầy bụng.
2.Cách cải thiện chứng đầy bụng cho các bà bầu
2.1.Thay đổi thói quen ăn uống:
Bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn, từ 3 bữa no trong ngày thành 6 bữa ăn phụ để tránh tình trạng ăn quá nhiều một lúc, gây áp lực cho dạ dày. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, bà bầu nên bổ sung đầy đủ chất đạm từ nhiều loại thực phẩm như cá, thịt, trứng sữa cũng như các loại vitamin và khoáng chất từ rau củ và trái cây. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất xơ để giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tránh táo bón. Ngoài ra, chị em nên hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu, các loại thức uống có ga hoặc thức uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
2.2.Điều chỉnh tư thế ngủ cho đúng:
Bà bầu khi bị đầy bụng nên kê gối cao, kê thêm một chút dốc ở dưới lưng khi ngủ để giảm sự khó chịu khi bà bầu bị chướng bụng.
2.3.Tránh xa thuốc lá:
Khói thuốc lá có thể khiến dịch dạ dày bị đảo lộn, làm tình trạng đầy bụng càng trầm trọng. Vì vậy bà bầu tuyệt đối không được hút thuốc lá và nên chủ động tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
2.4.Vận động nhẹ nhàng:
Thói quen nằm ngay sau khi ăn hoàn toàn không tốt cho dạ dày. Vì vậy, nếu có điều kiện, cách 1 tiếng đồng hồ sau khi ăn, bà bầu nên đi bộ thong thả để kích thích tiêu hóa.
3.Các thực phẩm giúp giảm chứng đầy bụng cho bà bầu
3.1.Ớt:
Vừa có khả năng kích thích cảm giác ngon miệng, vừa thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì vậy bà bầu nên bổ sung ớt như một loại gia vị trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, do ớt có vị cay và nóng nên khi ăn quá nhiều nhất là khi dạ dày trống sẽ gây hại đến dạ dày.
3.2.Hành:
Với tính bình, không độc, giúp hoạt huyết, kích thích ra lợi tiểu, tăng cường bài tiết, hiệu quả trong việc ngăn ngừa vi trùng đường ruột. Bạn có thể thêm hành vào các món ăn hằng ngày để tránh chứng đầy bụng
3.3.Củ cải:
Với vị ngọt, tính bình, hiệu quả trong chữa trị các chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu. Tùy điều kiện và sở thích, bạn có thể dùng củ cải để chế biến thức ăn hoặc sử dụng củ và lá để nấu thành nước uống.
3.4.Gừng:
Từ lâu đã được xem là một vị thuốc tự nhiên, có lợi cho tiêu hóa. Giúp cải thiện chứng kém ăn, khó tiêu, đau bụng. Mẹ bầu có thể thêm gừng vào các món ăn. Hoặc thái mỏng và cho vào nước uống.
3.5.Hạt tiêu đen:
Có tác dụng kích thích dạ dày tiết a-xít hydrochloric. Hỗ trợ tiêu hóa các protein và các chất khó tiêu. Khi thiếu loại a-xít này sẽ làm thức ăn bị tồn đọng. Không được tiêu hóa hoàn toàn, gây ra chứng đầy hơi.
3.6.Lá tía tô:
Ngoài ra mẹ bầu có thể sắc nước lá tía tô để uống. Để cải thiện chứng đầy bụng khó tiêu.
Giai đoạn mang thai là khoảng thời gian bà bầu nên chú trọng việc chăm sóc sức khỏe. Bất cứ các rối loạn nào cũng sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi đặc biệt là chứng đầy bụng. Nếu bạn đã thử các cách ở trên nhưng không thấy cải thiện. Thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Bỏ túi ngay những thông tin về bài viết “Bà bầu bị đầy bụng phải làm sao?” để giúp mẹ và bé có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Nếu vẫn còn băn khoăn nào đừng ngần ngại gửi câu hỏi cho nhà thuốc nhé. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hổi cho độc giả nhanh nhất có thể.
Nguồn: Tổng hợp