Bệnh lãng tai ở người cao tuổi

Câu Hỏi:

Mẹ tôi năm nay 67 tuổi, sức khỏe bà cũng được gọi là ổn định. Nhưng gần đây bà có triệu chứng lãng tai, cụ thể nghe kém, nghe không rõ, hỏi đi hỏi lại rất nhiều lần…Tôi vẫn chưa đưa bà đi Bác sĩ, xin nhà thuốc tư vấn giúp tôi. Bệnh lãng tai ở người cao tuổi có nguy hiểm không?. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh lãng tai và dấu hiệu nhận biết.

Trả Lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa.

Lãng tai ở người già (suy giảm thính lực do tuổi tác) là tình trạng mất thính lực do quá trình lão hóa tự nhiên, xảy ra ở hầu hết mọi người khi tuổi càng cao.

Đây là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng nhận thức, giao tiếp, sự an toàn và dễ dẫn đến sa sút trí tuệ. Vì thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân lãng tai và những biện pháp khắc phục.

Bệnh lãng tai ở người cao tuổi

1.Nguyên nhân gây lãng tai ở người cao tuổi

  • Tiếng ồn:

Quá trình tiếp xúc lâu dài với âm thanh quá lớn hoặc kéo dài quá lâu có thể làm hỏng các tế bào lông cảm giác trong tai khiến chúng không thể phát triển trở lại và khả năng nghe bị suy giảm.

Bệnh lãng tai ở người cao tuổi

  • Mắc bệnh lý:

Các tình trạng phổ biến hơn ở người lớn tuổi, chẳng hạn như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, gây biến chứng tổn thương mạch máu nhỏ cũng có thể góp phần làm giảm thính lực.

Bệnh lãng tai ở người cao tuổi

  • Dùng thuốc:

Một số loại thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside, thuốc hóa trị dùng để điều trị ung thư có thể gây mất thính lực. Hoặc người bệnh tiếp xúc với các các hóa chất như toluene (dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in, chất kết dính,…), styrene (được sử dụng trong sản xuất xốp, nhựa…), chì, carbon monoxide (CO), thủy ngân lâu ngày cũng gây mất thính lực.

Bệnh lãng tai ở người cao tuổi

  • Các yếu tố khác: 

Di truyền, hormone, tiền sử viêm tai và sự hiện diện của một số bệnh toàn thân cũng góp phần đẩy nhanh quá trình lãng tai ở người già.

2.Nhận biết dấu hiệu lãng tai ở người cao tuổi

 

  • Cảm thấy khó khăn khi giao tiếp vì nghe câu được câu không.
  • Hay phải hỏi lại người khác nói gì vì không nghe rõ.
  • Xem ti vi hoặc nghe đài ở mức âm lượng cao, nếu hạ âm lượng xuống mức bình thường sẽ cảm thấy khó chịu vì không nghe rõ.
  • Hay phải dùng các từ như: hử? hả? cái gì? gì cơ? trong khi nói chuyện.
  • Khó cảm nhận được các loại âm thanh nhỏ như tiếng lá khô xào xạc, tiếng nước chảy.
  • Không có khả năng nghe nếu người khác nói thì thầm.

3.Các biến chứng của bệnh lãng tai ở người cao tuổi

  • Rối loạn chức năng nhận thức:

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lãng tai ở người già có nguy cơ dẫn đến chứng sa sút trí tuệ.

  • Cô lập xã hội:

Thính giác có ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, bao gồm giao tiếp, sự an toàn, tương tác xã hội. Mất thính lực có thể dẫn đến gia tăng sự cô lập với xã hội và giảm khả năng tự chủ ở người lớn tuổi. Người bệnh có thể có những tác động tiêu cực đến tâm trạng, chẳng hạn như tăng tần suất lo âu, trầm cảm và thờ ơ.

  • Mất an toàn:

Khả năng nghe tần số cao bị suy giảm có thể gây ra những lo ngại nghiêm trọng về sự an toàn, vì người lớn tuổi có thể khó phản ứng với các cảnh báo và tín hiệu, chẳng hạn như chuông cửa, chuông điện thoại, cảnh báo cháy nổ…

4.Phòng ngừa bệnh lãng tai ở người cao tuổi

Các khuyến nghị để làm chậm lại quá trình lãng tai ở người già bao gồm:

  • Tầm soát:

Người từ 60 tuổi nên thực hiện sàng lọc suy giảm thính lực ít nhất mỗi năm 1 lần hoặc khi cảm giác nghe kém tại các phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng có phòng đo thính lực.

  • Duy trì lối sống lành mạnh:

Do bệnh lãng tai ở người lớn tuổi có liên quan đến các yếu tố nguy cơ tim mạch. Nên chúng ta cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày, tránh hút thuốc…Có thể giúp trì hoãn sự khởi phát và làm chậm quá trình suy giảm thính lực.

  • Vệ sinh tai và bảo vệ tai khỏi tiếng ồn:

Giữ gìn tai sạch sẽ và tránh tiếng ồn lớn. Giúp ngăn ngừa các nguyên nhân khác gây mất thính lực.

Lãng tai ở người cao tuổi là căn bệnh lão hóa tự nhiên không thể đảo ngược. Tuy nhiên nếu có cách phòng ngừa và chuẩn bị sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh. Đồng thời có phương pháp cải thiện khả năng nghe và hạn chế các hệ lụy từ việc nghe kém. Gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, nhận thức và sức khỏe tâm thần của người bệnh.

Qua bài viết trên hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích. Từ đó việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe đối với người bị lãng tai sẽ hiệu quả. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe.

Nếu có những thắc mắc hoặc vấn đề gì liên hệ với Nhà Thuốc Đức Nghĩa ngay nhé.

Nguồn: Tổng hợp

 

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status