CÂU HỎI:
Theo như tôi được biết loãng xương là căn bệnh độ tuổi trung niên dễ mắc phải. Hậu quả của loãng xương gây ra những biến chứng nghiêm trọng và nặng nề. Vậy độ tuổi nào là dễ mắc phải bệnh loãng xương nhất, xin nhà thuốc tư vấn.
TRẢ LỜI: Độ tuổi nào dễ mắc bệnh loãng xương
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống Nhà Thuốc Đức Nghĩa.
Loãng xương thường được xem là một căn bệnh của tuổi già. Thế nhưng những năm gần đây căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa đối tượng mắc bệnh. Vậy thì nguyên nhân nào có thể gây ra bệnh loãng xương. Đối tượng có nguy cơ mắc loãng xương là những ai? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này kỹ hơn nhé.
1.Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?
Loãng xương là một dạng bệnh phát triển một cách thầm lặng nên rất khó để phát hiện ra bệnh từ sớm. Bệnh loãng xương thực chất là tình trạng suy giảm chất lượng cũng như số lượng các cấu trúc trong xương khiến cho xương dễ bị xẹp, bị giòn và có nguy cơ gãy xương rất cao.
Bị gãy xương được hiểu là dạng biến chứng khá nặng từ căn bệnh loãng xương, đặc biệt là khi cổ xương đùi mà bị gãy sẽ có thể dẫn đến tử vong.
Một số nghiên cứu y khoa cho thấy rằng, có tới 20% trường hợp bệnh nhân bị gãy xương đùi do loãng xương có nguy cơ tử vong trong khoảng 6 tháng đầu tiên, 50% bệnh nhân không còn khả năng đi lại và 25% các ca gãy xương đùi buộc phải có y tá chăm sóc đặc biệt tại nhà.
2.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương?
Có một vài lý do dẫn đến căn bệnh loãng xương. Lý do đầu tiên là lão hóa. Ở người cao tuổi, lượng hóc-môn sản sinh ra ít đi và làm giảm mật độ xương.
Các loại hoocmon ở phụ nữ như: estrogen có tác dụng kết cấu lên mật độ xương. Và khi càng lớn tuổi, estrogen, cũng như các loại hoocmon khác sản sinh ra ít đi. Như vậy, mật độ xương cũng giảm xuống
Ngoài vấn đề tuổi tác, thì lý do không tập thể dục, hoặc phải nằm giường bệnh lâu ngày cũng có thể gây ra bệnh loãng xương. Khi ta tập thể dục, xương trở nên khỏe mạnh hơn. Cơ bắp càng khỏe mạnh thì xương khớp càng chắc khỏe.
Vậy nên thiếu vận động có thể gây nên tình trạng loãng xương. Ngoài ra, còn có một số loại thuốc có chứa steroid có thể dẫn đến tình trạng loãng xương.
3.Độ tuổi nào dễ mắc bệnh loãng xương?
Bệnh loãng xương thưởng xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ châu Á trên 45 tuổi. Nguyên nhân thường do cơ thể lão hóa đến thời kỳ mãn kinh dẫn đến suy giảm hoocmon.
Ở đàn ông nguy cơ loãng xương thường thấp hơn vì cơ thể vẫn còn khả năng sản sinh testosterone khi có tuổi. Khác với phụ nữ, căn bệnh loãng xương ở đàn ông có thể sẽ trở nên nguy hiểm và cần được quan tâm hơn ở độ tuổi 55 đến 65.
Con người ai cũng đều sẽ già đi, và càng nhiều tuổi thì càng có nguy cơ bị loãng xương và càng nhanh diễn biến xấu hơn, hầu như ở độ tuổi 55 trở đi.
4.Cách điều trị bệnh loãng xương hiệu quả
Tùy vào mức độ loãng xương, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Các cách điều trị loãng xương có thể được áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau. Chúng được chia thành ba nhóm như sau:
4.1.Điều trị không dùng thuốc
Trong suốt cuộc đời của mỗi người, xương khỏe mạnh liên tục bị phá vỡ và xây dựng lại. Khi cơ thể già đi, đặc biệt là sau khi mãn kinh, xương sẽ tăng nguy cơ mất chất khoáng nhanh hơn.
Tình trạng này xảy ra là do xương không khôi phục lại kịp với tốc độ hủy xương và trở nên suy yếu hơn. Lúc này, một chế độ sinh hoạt hợp lý, dinh dưỡng lành mạnh và tập luyện đầy đủ, có thể giúp giảm nguy cơ phát triển loãng xương hoặc gãy xương.
4.2.Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân loãng xương với đầy đủ canxi và vitamin D sẽ tạo ra nguyên liệu tái tạo xương, tăng cường sự bền chắc cho xương. Những khoáng chất này có trong sữa và các chế phẩm từ sữa, rau lá xanh, hạt óc chó, cá hồi, hải sản…
Tránh những thực phẩm có hại như: Thức uống có ga, cà phê, rượu bia và các chất kích thích. Hạn chế thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp…
4.3.Thuốc trị loãng xương
Đa số các loại thuốc điều trị loãng xương hoạt động bằng cách ức chế quá trình hủy xương. Một số thuốc khác lại kích thích quá trình tạo xương. Những cơ chế này giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy xương.
Hiện nay có 3 nhóm thuốc điều trị loãng xương. Chính đó là thuốc chống hủy xương, thuốc kích hoạt tạo xương và thuốc bổ sung canxi. Tùy thuộc vào mức độ loãng xương, độ tuổi và giới tính. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng đối tượng bệnh.
Có thể tham khảo một vài loại thuốc và thực phẩm hỗ trợ loãng xương tại Nhà Thuốc Đức Nghĩa.
Qua bài viết trên hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn về vấn đề “độ tuổi nào dễ mắc phải bệnh loãng xương”. Từ đó bạn sẽ có những kiến thức cơ bản để phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương. Một cách hiệu quả và đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Chúc bạn và gia đình cuối tuần thật nhiều niềm vui và sức khỏe.
Nguồn: Tổng hợp