Tai Biến: Nhận Biết Và Cách Xử Trí Như Thế Nào?

Câu hỏi: 

Chào nhà thuốc, bệnh tai biến ngày càng nhiều, cho tôi hỏi những dấu hiệu sớm nhận biết và cách xử lý khi gặp phải. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa. Sau đây là những thông tin cần biết về bệnh tai biến và cách xử lý.

1. Tai biến là tình trạng gì?

Tai biến là cách gọi ngắn gọn của tai biến mạch máu não hay đột quỵ não. Đây là một căn bệnh nguy hiểm xảy ra

khi não bị ngưng hoặc gián đoạn cung cấp máu, khiến các tế bào não chết đi, từ đó hoạt động của não cũng như nhiều cơ quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tai biến mạch máu não có 2 loại chính là nhồi máu não (xảy ra do tắc mạch máu não) và xuất huyết não (do vỡ mạch máu não).

Trong đó, nhồi máu não phổ biến hơn, chiếm tỷ lệ khoảng 80 – 85% các trường hợp đột quỵ não, còn lại là chảy máu não, chảy máu dưới màng nhện.

Đặc biệt, tỷ lệ mắc hàng năm của bệnh nhồi máu não tương đối cao, cứ 100.000 người thì có 130 người mắc bệnh này.

Tai biến: Nhận biết và cách xử trí như thế nào? | TCI Hospital

2. Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ não không nên bỏ qua

Tuy là tình huống khẩn cấp nhưng đột quỵ vẫn có những biểu hiện giúp người bệnh cũng như người nhà có thể nhận ra, đó là:

2.1. Mặt buồn, méo một bên là dấu hiệu của tai biến

Biến đổi trên khuôn mặt như mặt buồn, méo, lệch một bên là dấu hiệu tai biến thường gặp ở bệnh nhân trước khi cơn tai biến diễn ra.

Do lượng oxy trong máu cung cấp cho não bộ giảm dần nên có thể gây tổn thương thần kinh và tác động đến cơ mặt.

Trước khi tai biến, khuôn mặt người bệnh thường buồn rầu, một phần hoặc một nửa mặt bị tê liệt, không cử động được.

Để khẳng định hơn, bạn có thể yêu cầu bệnh nhân cười. Nếu thấy nụ cười bị lõm một phần, mặt xệ về một bên thì đó là dấu hiệu tai biến.

2.2. Giảm khả năng cử động và sự linh hoạt của cánh tay

Người bệnh bị đột quỵ có thể cảm thấy cánh tay tê dại, cử động khó, thậm chí không thể cử động được.

Khi người bệnh được yêu cầu giơ hai tay lên cao, một bên tay sẽ không thể giơ lên được hoặc rũ thõng xuống.

Điều này là do lượng máu lên não thiếu hụt khiến khả năng vận động bị hạn chế.

2.3. Thị lực giảm

Thị lực giảm dần là dấu hiệu tai biến mà thường chỉ người bệnh tự cảm nhận được. Lúc này, người bệnh sẽ thấy mọi thứ nhòe đi, mờ dần.

Nguyên nhân là do thùy não – bộ phận chịu trách nhiệm về khả năng nhìn – không được cung cấp đủ máu giàu oxy.

Hoạt động của thùy não bộ giảm dần khiến thị lực của người bệnh cũng bị ảnh hưởng.

Khi thấy dấu hiệu này, người bệnh cần chủ động báo với người nhà hoặc nhân viên y tế khi gọi cấp cứu.

2.4. Người bị tai biến thường nói lắp, khó diễn đạt

Não bộ có một phần chức năng là điều khiển việc giao tiếp và khả năng nói. Nếu tai biến xảy ra do các cục máu đông cản trở quá trình lưu thông máu

thì chức năng này sẽ bị gián đoạn. Vì thế người bệnh sẽ có biểu hiện nói lắp, nói không rõ lời, nói khó hiểu, không nói được câu dài.

2.5. Một phần cơ thể yếu, liệt

Bên cạnh tê liệt một cánh tay, người bệnh có thể bị tê liệt một phần cơ thể, thậm chí là nửa người.

Biểu hiện là một số bộ phận cử động khó hoặc không cử động được dù đã cố điều khiển. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm,

nhiều trường hợp có thể dẫn đến liệt mãi mãi nếu không được điều trị kịp thời.

Tỷ lệ tai biến gia tăng đáng báo động tại Việt Nam

2.6. Hoa mắt, chóng mặt

Hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng là biểu hiện điển hình của việc thiếu máu não.

Theo các nghiên cứu đây là dấu hiệu tai biến rất phổ biến, xảy ra ở hầu hết các trường hợp đột quỵ.

2.7. Tư thế, dáng đi bất thường

Một số người bệnh khi bị đột quỵ có thể gặp phải tình trạng đi lại khó khăn. Nếu trước đó bệnh nhân vẫn đi lại bình thường

thì đây là cảnh báo quan trọng cho thấy lượng máu lên não đang giảm nhanh chóng và cơn đột quỵ sắp xảy ra.

Còn nếu bệnh nhân đã có vấn đề trong việc di chuyển từ trước thì cần đặc biệt theo dõi kỹ vì có thể mức độ ảnh hưởng đang tăng dần.

2.8. Đau đầu dữ dội

Các bệnh nhân bị đột quỵ có thể cảm thấy đau đầu dữ dội, đau theo từng cơn. Cá biệt có bệnh nhân có cảm giác muốn nổ tung đầu,

mức độ đau ngày càng tăng theo mức độ thiếu máu lên não. Các trường hợp này nếu không được đưa đến bệnh viện ngay, bệnh nhân có thể bị chết não.

2.9. Nấc

Nấc cụt là một trong những cảnh báo trước cơn tai biến thường gặp ở phụ nữ nhưng rất ít người phát hiện ra vì nghĩ rằng đó chỉ là những đợt nấc thông thường.

2.10. Khó thở

Khi bị đột quỵ, bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh do thiếu oxy.

Tùy từng bệnh nhân mà các dấu hiệu kể trên có thể khác nhau. Có người biểu hiện rầm rộ nhưng cũng có những trường hợp

các triệu chứng diễn ra trong thời gian rất nhanh và có thể biến mất ngay khiến người bệnh chủ quan.

Việc cấp cứu người bệnh kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc cứu sống và hạn chế các di chứng.

Vì vậy, cần nắm rõ các triệu chứng ứng phó kịp thời.

Cách xử trí khi gặp người bị tai biến

3. Cách xử lý khi người bệnh có dấu hiệu đột quỵ

Khi nhận thấy 2 hoặc 3 triệu chứng kể trên thì gần như có thể chắc chắn người bệnh đã bị tai biến.

Khi đó cần gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện ngay. Trong thời gian chờ đợi, có thể sơ cứu bằng các biện pháp sau:

– Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, kê đầu cao khoảng 30 độ so với mặt phẳng

– Nới lỏng quần áo, như vậy bệnh nhân sẽ dễ thở hơn

– Động viên bệnh nhân hít thở sâu và chậm

– Nếu bệnh nhân nôn, cần nghiêng sang một bên để tránh sặc

– Nếu bệnh nhân co giật cần lấy khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay một thanh que dài đặt ngang giữa hai hàm răng tránh bệnh nhân cắn vào lưỡi.

– Nếu người bệnh ngừng thở, cần ép tim lồng ngực và hô hấp nhân tạo giúp bệnh nhân lấy lại nhịp thở.

Trên đây là những thông tin về tình trạng tai biến. Hi vong có thể giúp bạn nhận biết sớm và có cách xử trí phù hợp, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu có các dấu hiệu bất thường dù ở mức độ nhẹ. Đừng quên thăm khám sớm để được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng hướng.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status