Làm Gì Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm?

CÂU HỎI:

Làm Gì Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm?

Chào nhà thuốc, tôi đọc tin tức biết về việc học sinh trường bán trú bị nghi ngộ độc thực phẩm. Tôi cảm thấy rất lo lắng nếu gặp trường hợp tương tự.

Tôi muốn hỏi cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm như thế nào? Nhờ nhà thuốc giải đáp.

TRẢ LỜI:

Làm Gì Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ thống Nhà thuốc Đức Nghĩa.

Ngộ độc thực phẩm là một bệnh do ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc. Thức ăn có thể nhiễm độc từ các nguồn khác nhau. Bao gồm: Ô nhiễm nước, đất hoặc không khí, cũng như việc bảo quản và chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Nhận biết triệu chứng ngộ độc thực phẩm

 

 

– Người vừa mới ăn xong và khởi phát bệnh ngay sau đó.

– Có từ hai người trở lên có biểu hiện triệu chứng bệnh tương tự nhau sau khi cùng sử dụng một loại thực phẩm nào đó. Trong khi những người không ăn thì không bị bệnh.

– Các dấu hiệu gợi ý ngộ độc thực phẩm là: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

– Quan sát thực phẩm thấy có biểu hiện nghi ngờ, như ôi thiu, có mùi lạ, xuất hiện giun sán.

Các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ, thậm chí 1-2 ngày sau khi sử dụng thực phẩm.

Việc nắm cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm là bước quan trọng đầu tiên giúp phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng  và tránh gây nguy hiểm tính mạng.

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi thấy chính mình hoặc người thân, người xung quanh đang có các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như trên, cần bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu sau đây:

1. Gây nôn (nếu bệnh nhân không có biểu hiện nôn)

Để hạn chế độc tố từ thức ăn ngấm vào cơ thể. Biện pháp sơ cứu ngộ độc thực phẩm đầu tiên là kích thích để người bị ngộ độc nôn ra những thức ăn đang ở trong dạ dày đi ra ngoài. Có thể rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Bệnh nhân cần nôn càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi. Không kích thích quá mức gây sặc cho người bệnh. Với trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên thực hiện kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.

2. Uống nhiều nước và nghỉ ngơi

Sau khi bệnh nhân nôn và đi ngoài liên tục thì cơ thể sẽ bị mất nhiều nước. Chính vì vậy, đó là lúc cần tiến hành bù nước cho người bệnh.

  • Nếu trẻ bị nôn, hãy cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ để bù nước cho trẻ.
  • Nếu người bệnh có kèm theo tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là cố gắng thay thế chất lỏng và lượng muối đã mất. Lúc này, có thể sử dụng dung dịch nước bù điện giải Oresol.

3. Uống Oresol

Nếu sử dụng dung dịch oresol để bù nước cho người bệnh, người hỗ trợ cần phải đọc kỹ hướng dẫn, pha nước theo đúng liều lượng chỉ định, không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 tiếng, không đun sôi dung dịch…

Trường hợp, ngộ độc tập thể xảy ra, cần chia dung dịch oresol riêng cho từng người, không uống chung để tránh người bị ngộ độc nhẹ có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn.

4. Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp

Quan sát người bệnh, nếu thấy tình trạng thở khó, cảm giác nghẹt thở thì nên dùng tay sạch kéo lưỡi người bệnh ra ngoài, tránh tụt vào trong, giúp người bệnh dễ thở hơn.

5. Theo dõi nhịp tim

Trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh có thể có các dấu hiệu như loạn nhịp tim, khó thở hay tụt huyết áp.

6. Gọi cấp cứu theo số máy 115 hoặc đưa bệnh nhân đến ngay tại cơ sở y tế gần nhất

Mặc dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu, song bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm và biến chứng bất cứ lúc nào. Vậy nên, người bị ngộ độc cần được sự trợ giúp và theo dõi từ nhân viên y tế.

Khi phát hiện tình trạng ngộ độc thực phẩm (thông qua các dấu hiệu nhận biết như trên), người sơ cứu có thể dùng túi kín lưu giữ lại những mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc hoặc thức ăn người bệnh vừa nôn để bác sĩ có thể nhanh chóng xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Nguồn: Tổng Hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status