Bệnh Tiểu Đường Nên và Không Nên Ăn Gì?

CÂU HỎI:

Bệnh Tiểu Đường Nên và Không Nên Ăn Gì?

Chào nhà thuốc, nhờ nhà thuốc tư vấn giúp tôi những món ăn nên và không nên dành cho người bệnh tiểu đường với ạ ? Xin cảm ơn nhà thuốc.

TRẢ LỜI:

Bệnh Tiểu Đường Nên và Không Nên Ăn Gì?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ thống nhà thuốc Đức Nghĩa.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính mà chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng. Trên thực tế, điều chỉnh và kiểm soát chế độ ăn uống có thể giúp bạn cải thiện khả năng tái tạo insulin của cơ thể và giúp kiểm soát bệnh tật về lâu dài.

Thực đơn tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường đó là những thực phẩm đơn giản hàng ngày.

Một bữa ăn lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường nên hội tụ các tiêu chí sau đây: chất xơ cao, giàu chất chống oxy hóa, nhiều vitamin và khoáng chất, nhiều protein nạc.

Dưới đây là 3 món cần tránh và 5 món cần bổ sung vào mâm cơm bạn nên tham khảo nhé:

3 thứ trong mâm cơm dù không ngọt nhưng có thể khiến đường huyết tăng

1. Muối

Bệnh Tiểu Đường Nên và Không Nên Ăn Gì? - Nhà Thuốc Đức Nghĩa

Muối không có vị ngọt, nhưng lại có thể ảnh hưởng rất lớn đến đường huyết của bạn. Nếu ăn quá nhiều muối sẽ khiến cho huyết áp tăng cao, dễ tăng cân, và có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin.

Theo suy nghĩ của nhiều người, ăn mặn sẽ khiến họ uống nhiều nước hơn. Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sau khi hết khát, họ lại có cảm giác thèm ăn hơn. Đây được cho là hội chứng chuyển hóa, dẫn đến bệnh tiểu đường và các bệnh nghiêm trọng khác. Mặt khác, muối còn ảnh hưởng đến lượng dopamine, quá trình đào thải của nó khiến cơ thể luôn cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn.

2. Phần thịt nhiều mỡ

Bệnh Tiểu Đường Nên và Không Nên Ăn Gì? - Nhà Thuốc Đức Nghĩa

Nhiều người cho rằng thịt không chứa đường thì sẽ không gây tiểu đường.

Tuy nhiên, thịt mỡ chứa nhiều cholesterol và chất béo. Nếu người có đường huyết cao ăn mỡ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của đường huyết, tốt nhất là nên hạn chế ăn chúng.

3. Bơ đậu phộng

Bệnh Tiểu Đường Nên và Không Nên Ăn Gì? - Nhà Thuốc Đức NghĩaBơ đậu phộng cũng là một loại gia vị được sử dụng phổ biến, chủ yếu được làm từ đậu phộng. Bơ đậu phộng chứa nhiều protein, ion canxi, ion sắt và các khoáng chất khác, cũng như vitamin B, vitamin E…

Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng lượng calo rất cao. Mỗi 100 gam bơ đậu phộng chứa hơn 600 calo. Ngoài ra, bơ đậu phộng còn chứa nhiều đường, muối và hàm lượng chất béo cao.

Nếu ăn quá nhiều sẽ dễ dẫn đến lượng đường trong máu tăng nhanh. Người bị cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn bơ đậu phộng để tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

5 món là insulin tự nhiên, cần tăng cường để phòng ngừa tiểu đường

1. Râu bắp

Râu ngô có chứa crom và sapoin, là một thành phần có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những bệnh nhân có đường huyết cao.

Ngoài ra, râu ngô là một nguồn giàu chất chống oxy hóa flavonoid tự nhiên. Chất chống oxy hóa là các hợp chất thực vật bảo vệ các tế bào của cơ thể bạn chống lại tác hại của các gốc tự do.

2. Cà chua

Giàu lycopene, vì thế cà chua rất tốt cho tim của bạn. Chúng cũng làm giảm huyết áp và nguy cơ biến chứng tim liên quan đến bệnh tiểu đường.

Cà chua chứa nhiều Vitamin C, Vitamin A và Kali. Chúng có hàm lượng carb thấp và cũng ít calo nên chúng trở thành siêu thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường.

3.Hạt sen tuyết

Hạt sen tuyết chứa nhiều chất xơ thực vật, rất thích hợp cho người tiểu đường, béo phì, táo bón.

Đây là loại thực phẩm thiên nhiên có chỉ số đường huyết thấp nên phù hợp cho người tiểu đường.

4. Hạt bí ngô

Hãy mang theo một ít hạt bí ngô bên cạnh để chống lại cảm giác thèm ăn đồ béo và đường.

Loại hạt này rất giàu chất sắt và chất béo không bão hòa, giúp ngăn chặn sự thèm ăn của bạn.

5. Hạt lanh

Hạt lanh chứa một lượng lớn chất xơ không hòa tan được gọi là lignan. Hạt lanh giúp giảm nguy cơ biến chứng tim và nguy cơ đột quỵ liên quan đến bệnh tiểu đường.

Nó điều chỉnh lượng đường huyết trong cơ thể và cải thiện sức khỏe đường ruột và độ nhạy insulin. Do đó, đây là 1 thực phẩm mà người tiểu đường nên tăng cường mỗi ngày.

Tóm lại, người bệnh tiểu đường phải đặc biệt chú ý đến việc duy trì thói quen ăn uống. Hãy ăn một chế độ cân bằng, ít thịt, nhiều rau. Đồng thời, kiểm soát tổng lượng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày và tính toán chặt chẽ theo cân nặng và sức lao động của bạn.

Nguồn: Tổng hợp

Hotline (24/7)


08989 20 246
DMCA.com Protection Status